• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Ứng phó "4 tại chỗ" - chìa khóa giữ thông đường mùa mưa bão

09/11/2023, 15:51

Để giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa bão, cũng như sẵn sàng xử lý các tình huống, sự cố trên đường, các kỹ sư công nhân đường bộ đã có những cách làm riêng, hiệu quả.

Quên mình giữ đường thông suốt

Từ những ngày giữa tháng 10/2023 tới nay, những cơn mưa nặng hạt kéo dài đã khiến nhiều nơi ở miền Trung bị ngập lụt. Hệ thống đường giao thông bị hư hỏng, sạt lở đe dọa an toàn người đi đường. Trong suốt khoảng thời gian ấy, những người làm công tác quản lý, duy tu và bảo trì đường bộ vẫn nỗ lực quên mình để đảm bảo giữ cho những tuyến đường được thông suốt.

Ứng phó "4 tại chỗ" - chìa khóa giữ thông đường của người làm duy tu đường bộ mùa mưa bão - Ảnh 1.

Lãnh đạo Khu QLĐB II và Công ty CP 496 tới điểm ngập lụt ở đường Hồ Chí Minh để chỉ đạo phương án phân luồng giao thông.

Tranh thủ thời gian vừa làm báo cáo, ông Trương Quốc Dương - Phó Giám đốc Công ty Cp 496 cho chúng tôi hay: Mưa năm nay kéo dài, tuy chưa gây vụ nào nghiêm trọng nhưng cũng đã khiến nhiều tuyến đường bộ bị ngập lụt, chia cắt. Anh em đang tranh thủ thống kê báo cáo lên cấp trên để khắc phục. Nghe dự báo sắp có áp thấp, lại mưa tiếp rồi, phải đi kiểm tra lại hệ thống cống, rãnh, chứ mưa lớn mà rãnh tắc thì mất đường như chơi.

Khẽ thở dài, ông Dương cho biết: Đơn vị quản lý 2 tuyến đường quốc lộ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình gồm đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 12C. Đợt mưa cuối tháng 10 vừa rồi đã làm đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thị trấn Hương Khê ngập ở bốn vị trí, trong đó có hai đoạn bị ngập sâu kỷ lục, tới hơn 70cc, buộc chúng tôi phải đóng đường, phân luồng từ xa. Mưa lớn cũng khiến đất đá từ ta luy dương sạt xuống phủ lấp mương rãnh, cống thoát nước. Cả tuần liền anh em các hạt Phố Châu, Tân Ấp, Kỳ Sơn phải đội mưa khắc phục, mà giờ vẫn chưa xong.

Ngay lúc mưa bão, lũ lụt, những kỹ sư công nhân đường bộ là người luôn túc trực để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Theo tìm hiểu của PV, đoạn đường Hồ Chí Minh bị ngập hôm 31/10 vừa rồi thuộc đoạn hiếm khi ngập. Đã gần 20 năm mới xảy ra ngập ở vị trí này. Nhận định về nguyên nhân, các chuyên gia đường bộ cho rằng, ngoài do lượng mưa kỷ lục lên đến gần 600mm/s thì có thể do đập chứa nước ở khu vực không xả nước chờ lũ.

Ông Dương cho biết, đường ngập, sạt lở phải túc trực đóng đường, vất vả đã đành, nhưng việc tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục là yếu tố rất quan trọng. Ví như điểm ngập Km 909 – 912 đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình), trong 13 năm liên tiếp (2003 – 2020) gần như năm nào tới độ tháng 9, tháng 10 là ngập sâu, giao thông chia cắt, với 200 hộ dân bị ảnh hưởng. Từ khi Cục đường bộ Việt Nam cho triển khai dự án cải tạo lòng mương khe xã Thượng Hóa (khơi thông nước qua hom chân núi), ở đây đã hết ngập.

Mở đường máu chi viện nơi sạt lở

Ở dải đất hẹp miền Trung, Khu vực Bắc Miền Trung lại có đặc thù khác biệt về địa hình, địa chất. Ở đây đường giao thông chủ yếu đi qua khu vực đồi núi đèo dốc, địa chất rời rạc nên cứ mưa lớn là sạt, ngập và xảy ra lũ ống, lũ quét. Những người làm công tác quản lý duy tu đường bộ ở khu vực này càng khó khăn, vất vả hơn gấp bội. 

Vụ sạt lở đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 18/10/2020 ở Đoàn Kinh tế - Quốc Phòng 337 (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) khiến 22 quân nhân thiệt mạng.

Ứng phó "4 tại chỗ" - chìa khóa giữ thông đường của người làm duy tu đường bộ mùa mưa bão - Ảnh 3.

Để có đường cho lực lượng chức năng tiếp cận nơi xảy ra sạt lở, các kỹ sư công nhân đường bộ đã bất chấp nguy hiểm để mở đường ở điểm đang còn sạt lở.

Khi đó, do cả QL9 và đường Hồ Chí Minh nhánh Tây lúc này cùng bị chia cắt với khối lượng sạt lở lớn. Bất chấp nguy hiểm, bằng mệnh lệnh từ trái tim, Khu QLĐB II và các đơn vị đường bộ trên địa bàn đã đưa máy móc thiết bị vào hiện trường. Trong một đêm làm việc dưới mưa, dưới đất đá trên núi còn sụt trượt, họ đã mở được một con đường nhỏ để chính quyền địa phương và các lực lượng vào hiện trường triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ. Nhờ đó, đã giảm được đáng kể thiệt hại của vụ sạt lở.

Hay như trận lũ quét xảy ra vào ngày 2/10/2022 ở thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã làm 196 ngôi nhà bị cuốn trôi và hư hỏng, nhiều công trình, trụ sở cơ quan nhà nước bị ngập. Thời điểm đó, tuyến QL7 con đường duy nhất để lực lượng cứu hộ lên với Kỳ Sơn bị sạt lở nặng km 110+800. Bằng sự quyết tâm, các kỹ sư công nhân của Công ty CP 495 và Khu QLĐB II không quản nguy hiểm, chạy đua với thời gian, khơi thông từng mét đất sạt để mở thông con đường cứu viện Kỳ Sơn.

Làm tốt công tác chuẩn bị, ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ"

Ông Nguyễn Đức Dũng - Phó Giám đốc Khu Quản lý đường bộ II cho biết: Hiện nay trên các tuyến quốc lộ Khu quản lý có 22 điểm thường xuyên có nguy cơ ngập lụt vào mùa mưa và bốn điểm thường xuyên xảy ra sạt lở với khối lượng lớn. 

Để đề phòng, ứng phó kịp thời với các tình huống có thể xảy ra, Khu QLĐB II xác định khâu chuẩn bị là cốt lõi, quan trọng nhất. Vì vậy ngay từ đầu năm, Khu đã thực hiện một số nhiệm vụ như: hàng năm, tổ chức Tổng kết công tác phòng chống bão lụt để rút kinh nghiệm và triển khai xây dựng ngay kế hoạch phòng, chống thiên tai cho năm tiếp theo. Trước mỗi mùa mưa bão, làm tốt công tác chuẩn bị vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị và đặc biệt phải rà soát và phát hiện sớm các vấn đề tồn tại, hư hỏng ở công trình theo phương châm "Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, trong đó lấy phòng, tránh là chính".

Công tác chuẩn bị, xây dựng kế hoạch luôn được làm trước mùa mưa bão và đảm bảo phương châm "4 tại chỗ".

Khi xảy ra sự cố, Khu QLĐB II chỉ đạo các Văn phòng QLĐB khu vực có mặt kịp thời tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo các đơn vị làm nhiệm vụ huy động tối đa máy móc và nhân lực khắc phục hậu quả. Đồng thời, tập trung lực lượng hót dọn đất đá sụt ta luy dương; rào chắn các đoạn taluy âm bị sạt lở; đắp đất hoàn trả nền mặt đường bị xói lở và kè rọ đá để bảo vệ nền đường; phối hợp các lực lượng chức năng trực gác rào chắn, phân luồng cho các phương tiện tham gia giao thông đảm bảo ATGT tại các vị trí bị ngập úng nặng. Tại những vị trí nguy hiểm, làm việc với các lực lượng chức năng của địa phương để tổ chức phân luồng điều tiết giao thông nhằm đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.

Với các trường hợp gây thiệt hại lớn, đơn vị cử lãnh đạo và chuyên viên các phòng tham mưu, các đơn vị liên quan đến hiện trường trực tiếp 

Trường hợp phức tạp, ách tắc giao thông nghiêm trọng, lãnh đạo Khu sẽ trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường để thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ), đặc biệt là phương tiện, máy móc, vật tư dự phòng tại chỗ. Sau đó, nhanh chóng xác nhận thiệt hại, báo cáo, đề xuất giải pháp, trình Cục ĐBVN ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để triển khai thực hiện công tác khắc phục đảm bảo giao thông bước 1, sớm hoàn thành hồ sơ và các thủ tục theo quy định trình Cục ĐBVN phê duyệt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.