• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tuyến tránh TP Hà Tĩnh bị “băm nát” vì đấu nối vô tội vạ

31/10/2018, 06:48

Tuyến tránh TP Hà Tĩnh đã và đang bị nhiều doanh nghiệp, đơn vị làm đường đấu nối khi chưa được cấp phép.

7

Có doanh nghiệp còn cắt cả hộ lan bên đường để xe chở vật liệu đi vào

Tai nạn rình rập, hệ lụy nảy sinh

Sáng 18/10, PV Báo Giao thông có mặt trên tuyến tránh TP Hà Tĩnh ghi nhận lưu lượng người và phương tiện trên tuyến rất lớn, đặc biệt là xe khách và xe tải trọng lớn. Tuy nhiên, tuyến đường khá hẹp, không có giải phân cách cứng, chưa có mương thoát nước bằng bê tông hai bên đường…

Dọc theo hai bên đường nhiều công trình đã và đang thi công, hầu hết các công trình này đều đấu nối thẳng ra tuyến đường tránh. Có những công trình bám mặt đường tuyến đường tránh dài cả trăm mét, ví như: Đoạn qua cầu vượt Thạch Linh (thuộc phường Thạch Linh), đoạn phía Nam cầu Đông 2 (Km 6 + 412), doanh nghiệp cắt cả 1 tôn hộ lan để đấu nối cho xe vận chuyển vật liệu xây dựng ra vào. Từ các điểm đấu nối này, xe tải chở vật liệu xây dựng các công trình chạy thẳng ra tuyến tránh, trong khi tuyến tránh lưu lượng xe qua lại nườm nượp, rất nguy hiểm.

Theo thống kê của Chi cục Quản lý đường bộ II.3, đến nay chỉ có 1 đơn vị được cấp phép đấu nối vĩnh viễn, 2 đơn vị được cấp phép đấu nối tạm thời nhưng từ tháng 11/2016 đến nay có 12 đơn vị, doanh nghiệp tổ chức đấu nối vào tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh.

Không chỉ gây tiềm ẩn nguy cơ về TNGT, việc đấu nối trực tiếp vào tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân phía Tây đường. Ông Trương Quang Anh, Chủ tịch UBND xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà cho biết: Tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh đi qua địa bàn xã khoảng gần 2km. Tuyến đường đang giống như 1 tuyến đê ngăn nước nhưng dọc tuyến do không có mương thoát nước, trong khi đó chỉ có 1 cầu và 2 cống nhỏ nên cứ mưa là ngập. Hiện tại, trên tuyến có rất nhiều công trình đấu nối vào tuyến đường tránh, chặn luôn dòng chảy dọc tuyến nên ngập lụt càng nghiêm trọng.

“Trong các cuộc tiếp xúc cử tri và các kỳ họp hội đồng nhân dân huyện, chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết”, ông Quang Anh nói.

Cần sớm làm đường gom

Sau nhiều lần bị cơ quan chức năng quản lý xử lý vì tự ý mở đường đấu nối chui ra đường tránh TP Hà Tĩnh, tháng 3/2018, Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Tĩnh mới hoàn tất thủ tục để được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho mở đường đấu nối tạm thời. Nhưng giấy phép đấu nối tạm thời chỉ có hiệu lực đến tháng 3/2020. “Đến lúc đó, nếu không có đường gom thì doanh nghiệp không biết đi lại như thế nào”, ông Phạm Văn Cách, Giám đốc Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Tĩnh cho biết.

Còn Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Tĩnh, Công ty TNHH Thủy Châu được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp cho hơn 5.600m2 vào cuối năm 2017 để xây dựng làm tổng kho bánh kẹo. Để hàng trăm phương tiện ra vào san lấp mặt bằng dự án, công ty đã tự ý đấu nối trái phép ra tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh và đã bị Chi cục Quản lý đường bộ II.3 lập biên bản xử phạt, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Để đảm bảo tiến độ dự án, doanh nghiệp này đã thuê tuyến đường trong khu dân cư để đi với giá 3 triệu đồng/tháng, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời, gây nguy cơ mất ATGT trong các tuyến đường dân cư.

“Nhà nước cấp đất, cấp phép dự án cho doanh nghiệp nhưng lại không làm đường gom để doanh nghiệp đi, khác nào đánh đố doanh nghiệp”, ông Phan Xuân Châu - Phó giám đốc Công ty TNHH Thủy Châu nói.

“Các doanh nghiệp ven tuyến tránh này đều mong muốn UBND tỉnh sớm bố trí kinh phí để xây dựng tuyến đường gom 2 bên đường, nếu chưa làm được toàn tuyến thì tỉnh cần quy hoạch làm từng đoạn. Nếu tỉnh không có ngân sách thì nghiên cứu phương án để cho các doanh nghiệp kinh doanh trên tuyến tự đầu tư làm từng đoạn của mình rồi tính toán giảm thuế trong 1 thời gian nhất định cho doanh nghiệp đó”, ông Cách đề xuất.

Theo ông Võ Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ II.3, thống kê từ tháng 11/2016 đến nay có 12 đơn vị, doanh nghiệp tổ chức đấu nối vào tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh. Trong đó, có 3 đơn vị đã được cấp giấy phép; 4 đơn vị nâng cấp đường dân sinh cũ; 1 trường hợp thiếu thủ tục. Còn lại, 4 trường hợp tự ý san lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ (HLATĐB) có cả vi phạm HLATĐB và đấu nối trái phép. Sau khi phối hợp với chính quyền sở tại lập biên bản làm việc, chi cục bàn giao cho chính quyền xử lý theo đúng trách nhiệm quản lý HLATĐB chứ chưa xử phạt trường hợp nào về đấu nối trái phép. “Tuy nhiên, việc giao đất hai bên đường để các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nhằm phát triển kinh tế cũng rất chính đáng. Với chức năng của đơn vi quản lý nhà nước, chúng tôi kiến nghị tỉnh Hà Tĩnh cần sớm bố trí kinh phí để làm đường gom”, ông Giang cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.