• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Tuyên Quang: Bình xét gia đình văn hóa gắn với tiêu chí ATGT

16/03/2015, 13:12

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có tốc độ bê tông hóa đường giao thông nông thôn (GTNT) rất nhanh.

tuyen quang2
Đường Bình Thuận, một trong những con đường hiện đại to, đẹp của thành phố Tuyên Quang. Ảnh: Báo Tuyên Quang

Toàn tỉnh đã có 2.500km đường bê tông nông thôn, bình quân mỗi năm địa phương hoàn thành 500km đường. Đây cũng là thách thức đặt ra cho bài toán đảm bảo ATGT tại khu vực nông thôn của tỉnh Tuyên Quang, bởi lẽ đặc thù của GTNT hiện tại, việc TTKS còn hạn chế, người dân chủ yếu tự do đi lại dẫn đến việc chấp hành Luật Giao thông còn chưa nghiêm.

Cũng phải nói thêm, ngoài vấn đề TTKS của lực lượng chức năng, chuyện người dân đi làm xa, học sinh, sinh viên về nghỉ trong các dịp lễ Tết khiến mật độ phương tiện tăng cao, tình trạng sử dụng rượu bia, không đội MBH đang là câu chuyện thực tế tiềm ẩn nguy cơ TNGT tại địa bàn nông thôn liên quan đến chính yếu tố hạ tầng.

Thực tế cho thấy, đường bê tông nông thôn ở Tuyên Quang hiện chỉ thực hiện được cứng hóa phần mặt đường 3 m, trong khi theo thiết kế mỗi bên phải có 1m lề, nhưng vì thiếu kinh phí nên chưa được hoàn thiện đúng tiêu chuẩn, dẫn đến nguy cơ mất ATGT do độ chênh cao giữa mặt đường và lề hai bên. Cùng đó, hệ thống biển báo phụ trợ cũng hoàn toàn thiếu.

Để hạn chế TNGT nông thôn trong những năm qua, Tuyên Quang đã áp dụng các hình thức tuyên truyền ATGT cho người dân thông qua hệ thống đoàn thể như: MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ các cấp từ huyện xuống xã và tới tận thôn, bản… Một trong những biện pháp được ưu tiên là gắn tiêu chí  về ATGT để bình xét gia đình văn hóa hàng năm.

Thời gian qua, theo dõi việc gắn tiêu chí ATGT trên địa bàn tỉnh rất chặt chẽ, hầu hết các xã, thôn đều có sổ thống kê, làm căn cứ bình xét cuối năm. Song song với biện pháp này, việc tuyên truyền ATGT cũng được lực lượng chức năng triển khai tại chợ phiên của người dân địa phương, tuyên truyền thông qua lồng ghép giữa các buổi chiếu phim lưu động của các Đội Tuyên truyền lưu động.

Một vấn đề nữa là ngành chức năng tỉnh đã chủ động đưa công tác đào tạo, cấp GPLX về tất cả các trung tâm các huyện của tỉnh để tạo điều kiện cho bà con đi học và thi. Sở GTVT và Sở Tư pháp của Tuyên Quang cũng đã phối hợp để biên soạn tài liệu học và thi lấy GPLX theo đặc thù phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện dân trí, phong tục tập quán của người dân địa phương.

Về giải pháp lâu dài, tới đây Ban ATGT tỉnh sẽ chỉ đạo lực lượng chức năng áp dụng biện pháp huy động lực lượng công an xã tham gia công tác đảm bảo ATGT thông qua cách thức kiểm tra chéo giữa các địa bàn nhằm tránh tình trạng cả nể người thân, quen, qua đó nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành Luật Giao thông. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.