• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Truy tìm tác giả pano xe tăng Mỹ húc đổ cổng Dinh Độc Lập

28/04/2014, 17:48

Trên trang mạng xã hội facebook vừa xuất hiện một tấm ảnh lạ chụp lại 1 pano cổ động chào mừng "39 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2014).

Trên trang mạng xã hội facebook vừa xuất hiện một tấm ảnh lạ chụp lại 1 pano cổ động chào mừng “39 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2014)”. Ngay khi vừa đăng tải, bức ảnh đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, bởi tác giả đã dùng hình ảnh một chiếc xe tăng của Mỹ thay cho hình ảnh chiếc xe tăng T59 của Quân đội nhân dân Việt nam.

Bức ảnh gây xôn xao dư luận
Bức ảnh gây xôn xao dư luận. (Ảnh facebook)

Khoảng 10h ngày 28/4, địa chỉ facebook có tên “Đơn vị tác chiến điện tử” đã đăng 1 bức ảnh chụp lại pano cổ động chào mừng “39 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2014)”. Cùng với bức ảnh, chủ nhân địa chỉ facebook đưa chú thích: “Tăng M1A2 của Mỹ húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Xin vái mấy anh họa sỹ…”.

Ngay khi bức ảnh vừa đăng tải đã có hàng trăm lượt theo dõi – “like” và bình luận về tấm pano trong bức ảnh. Hầu hết đều cho rằng, đây là mẫu xe tăng của Mỹ chứ không phải chiếc xe tăng đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Xe tăng T59 số hiệu 390 hiện đang được lưu giữ.
Xe tăng T59 số hiệu 390 hiện đang được lưu giữ

Một thành viên có nick name Thi Tran bình luận rằng: “năm 1975 chưa ra M1 ma”. Còn thành viên Hà Huy thì cho rằng: “họa sĩ chỉ nghĩ: xe tăng nào mà chả là cái xe bọc sắt, càng hầm hố càng đẹp”.

Xe tăng M1 của Mỹ
Xe tăng M1 của Mỹ giống hệt chiếc xe tăng trong pano cổ động

Đáng nói, tấm pano trên đã được thiết kế và vượt qua nhiều khâu kiểm duyệt trước khi được treo lên. Chính vì lẽ đó càng khiến dư luận bất bình hơn. Thành viên có nick name Đức Vĩ đặt câu hỏi: “hoạ sĩ "vẽ lộn" thế nào mấy ông kiểm duyệt cũng "lộn" theo à?”.

Cần phải nói thêm rằng, chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập của Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975 là xe tăng T59 mang số hiệu 390 do Trung Quốc sản xuất được sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Còn chiếc xe tăng trong pano là loại tăng M1 Abrams - loại xe tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Hoa Kỳ sản xuất năm 1980.

Như vậy, việc dùng hình ảnh chiếc xe tăng M1 của Mỹ để minh họa cho xe tăng T59 là hoàn toàn không chính xác. Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để xác minh nguồn gốc pano để sớm có biện pháp xử lý.

Văn Thanh

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.