• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Trị xe chạy “rùa bò” ở làn tốc độ cao trên cao tốc

23/10/2024, 06:23

Trên các tuyến cao tốc, những xe đi chậm chiếm làn xe được phép đi tốc độ cao diễn ra phổ biến, gây cản trở giao thông, gia tăng nguy cơ tai nạn. Vậy cách nào xử lý tình trạng này?

Đi chậm vẫn cố tình bám làn ngoài

Sáng 5/10, trên đường dẫn xuống cầu Thăng Long (Hà Nội) xảy ra vụ tai nạn giao thông 6 ô tô đâm dồn toa khiến 4 người trên một chiếc ô tô con bị mắc kẹt trong xe. Thời điểm này, chiếc xe container đi đầu tiên.

Trị xe chạy “rùa bò” ở làn tốc độ cao trên cao tốc- Ảnh 1.

Việc xe đi chậm chiếm làn bên trái sát dải phân cách gây ra nhiều vấn đề về ùn tắc, TNGT, gây tâm lý ức chế cho người điều khiển phương tiện (ảnh minh họa).

Trước đó, ngày 3/8, trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương cũng xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa 8 ô tô, xuất phát từ việc chiếc ô tô 5 chỗ khi lưu thông qua huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đâm vào đuôi xe tải chạy cùng chiều phía trước.

Đáng nói là các vụ tai nạn trên đều xảy ra ở làn có tốc độ cao nhất ngoài cùng bên trái, bên cạnh dải phân cách giữa.

Theo các chuyên gia, ở nhiều nước trên thế giới, các làn xe phía bên trái thường được quy định dành cho xe chạy với tốc độ cao, xe chạy vượt xe khác. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trên các tuyến cao tốc, quốc lộ, xe tải, xe container, xe đi chậm chiếm làn phía bên trái gần dải phân cách rất phổ biến.

Khảo sát của nhóm chuyên gia trường Đại học GTVT trên ba tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Láng - Hòa Lạc và Hà Nội - Thái Nguyên cho thấy, đa số các phương tiện chọn làn bên trái với đường có 4 làn xe; làn số 1 và làn số 2 đối với đường có 6 làn xe.

Các phương tiện chạy với tốc độ thấp hơn 60km/h chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt nhiều phương tiện chạy với tốc độ dưới 40km/h ở làn bên trái khiến cho các xe phải vượt về phía bên phải.

Trong đó, chỉ có hơn 42% xe tải chọn làn ngoài cùng bên phải ở đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, hơn 37% chọn làn ngoài cùng bên phải ở đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và gần 29% chọn làn ngoài cùng bên phải ở đường cao tốc Láng - Hòa Lạc.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn

TS Đặng Minh Tân, thành viên của nhóm nghiên cứu trường Đại học GTVT cho biết, việc xe đi chậm chiếm làn bên trái sát dải phân cách gây nguy cơ ùn tắc, TNGT và tâm lý ức chế cho người điều khiển phương tiện. Bên cạnh đó, việc nhiều ô tô chạy chậm nhưng bám làn bên trái còn khiến tài xế xe phía sau buộc phải vượt ở làn bên cạnh, dễ vi phạm tốc độ.

Theo PGS.TS Vũ Hoài Nam, giảng viên cao cấp Khoa Cầu đường, Đại học Xây dựng Hà Nội, tình trạng trên khiến năng lực thông hành một làn xe thấp, xe chạy chậm cản trở xe chạy nhanh, tốc độ chung sẽ giảm xuống và kéo theo giảm năng lực thông hành của toàn tuyến.

PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức cho rằng, việc các xe chạy chậm (đặc biệt các xe tải, xe khách) đi vào làn dành cho xe đi nhanh buộc các xe chạy nhanh phải chuyển làn đột ngột. Đây thường là nguyên nhân chính gây ra các vụ TNGT trên đường cao tốc.

Cách nào ngăn chặn?

Để ngăn chặn tình trạng trên, tại quy định về sử dụng làn đường, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) nêu rõ: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải theo chiều đi của mình.

Triển khai quy định trên, trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 31/2019 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, Bộ GTVT cũng đề xuất: Người tham gia giao thông trên cao tốc phải tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và quy định về sử dụng làn đường, vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt.

Ngoài ra, tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, Bộ Công an cũng đề xuất chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm trên.

Theo đó, người điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình (trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định); điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường có quy định tốc độ tối thiểu cho phép sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị trừ điểm giấy phép lái xe với mức 3 điểm.

TS Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia tư vấn cao cấp dự án JICA cho rằng, quy định và chế tài trên là cần thiết để siết quản lý về sử dụng làn đường của người lái xe. Tuy nhiên, khi quy định có hiệu lực, bên cạnh tăng cường tuyên truyền, cần ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát, phát hiện kịp thời, xử nghiêm vi phạm.

Theo TS Đặng Minh Tân, trước mắt, với tuyến cao tốc có 6 làn xe có thể nghiên cứu triển khai phương án tổ chức giao thông theo hướng: Xe tải chỉ được đi ở làn số 2 và làn số 3. Đồng thời cần phát triển, ứng dụng công nghệ để quản lý, điều hành tổng thể đường cao tốc nói chung và giám sát tốc độ, sử dụng làn đường nói riêng.

Các nước quy định thế nào?

Theo TS Đặng Minh Tân, Trường Đại học GTVT, ở nhiều nước trên thế giới, việc sử dụng làn đường của các phương tiện trên cao tốc được quy định rất cụ thể.

Đơn cử, ở Mỹ tại hầu hết các bang đều quy định các xe phải giữ làn phía bên phải hoặc phải chuyển làn sang phía bên phải để nhường cho xe có nhu cầu vượt từ phía sau.

Ở một số bang như Texas, trên đường cao tốc còn bố trí các biển thông báo làn phía bên trái chỉ dành cho xe vượt. Ở Đức cũng quy định các xe phải giữ làn bên phải. Làn đường bên trái chỉ được sử dụng để vượt, trừ những trường hợp đặc biệt (ví dụ tắc đường, tai nạn).

Quy định tốc độ tối đa, tối thiểu

Luật Giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 31/2019 của Bộ GTVT mới chỉ quy định chung tốc độ tối đa trên đường cao tốc không vượt quá 120km/h; chưa quy định chung tốc độ tối thiểu trên cao tốc mà mỗi tuyến đường sẽ quy định tốc độ tối thiểu riêng, được thể hiện trên biển báo hiệu đường bộ.

Ngoài ra, hầu hết các tuyến cao tốc chỉ quy định tốc độ tối thiểu và tốc độ tối đa trên tuyến, chỉ có 1 vài tuyến quy định tốc độ cho từng làn xe.

Đơn cử, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đoạn Hà Nội - Bắc Ninh, làn sát dải phân cách giữa dành cho ô tô, tốc độ tối đa 90km/h. Làn tiếp theo (làn giữa) dành cho ô tô, xe máy, tốc độ tối đa 70km/h. Làn còn lại phía ngoài cùng dành cho xe máy, xe thô sơ, tốc độ tối đa 50km/h.

Hay cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hai làn sát dải phân cách có tốc độ tối đa theo quy định là 120km/h và tốc độ tối thiểu 80km/h. Làn ngoài cùng bên phải sát làn dừng khẩn cấp có tốc độ tối đa 100km/h và tối thiểu 60km/h.

Theo luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh thông luật, Nghị định 100/2019 đã quy định rõ: Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn, tài xế bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng.

Cục Đường bộ VN cũng cho biết, thực tế vẫn xảy ra tình trạng nhiều phương tiện di chuyển tốc độ thấp tại làn đường có tốc độ cao nhất (làn bên trái) gây cản trở các phương tiện di chuyển với tốc độ cao nhất muốn vượt xe.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.