• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Tràn lan bán vé online tiếp tay xe trá hình

06/01/2023, 10:00

Muốn dẹp xe trá hình, cần loại bỏ các trang bán vé trực tuyến tiếp tay bằng việc bán vé, xác nhận đặt chỗ xe hợp đồng như tuyến cố định.

“Treo đầu dê, bán thịt chó”

Ngày 3/1, đang loay hoay chưa biết chọn loại phương tiện nào cho chuyến công tác từ Hà Nội đi Hải Phòng, PV được một người bạn giới thiệu “cứ lên mạng tìm sẽ có đủ các loại xe và có thể mua vé, đặt chỗ, trả tiền luôn trên đó”.

Chưa đầy một phút tìm kiếm trên internet, vô số tuyến “xe khách” với mọi điểm đón và điểm đến mong muốn hiện trên các trang web như: Vexere.com, Velimousine.com, Megabus.vn hay Vedientu.com.vn... Trên các trang này có đầy đủ bảng giá vé xe cho từng dòng xe Limousine cho các tuyến xe mà hành khách có nhu cầu.

Các trang bán vé online niêm yết bảng giá vé các tuyến xe hợp đồng

Sau khi xác định tuyến xe, ngày giờ khởi hành và chuyển khoản trước cho trang bán vé và một số lựa chọn khác, hành khách lập tức nhận được thông báo đã đặt vé thành công theo những thông tin cá nhân đã cung cấp.

Đa số các tuyến xe được niêm yết ở những website thương mại điện tử nêu trên đều là dạng hợp đồng, nhưng vẫn cho hành khách lựa chọn chỗ ngồi, giờ chạy như tuyến cố định.

Thủ tục đơn giản, dễ hiểu, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo, luôn sẵn sàng hỗ trợ... các “nhà xe” này đã thành công trong việc hướng sự chú ý của hành khách vào sự tiện lợi của dịch vụ, thay vì để ý đến những hành vi trái pháp luật mà cả hai bên đang trực tiếp tham gia.

Nghị định 10/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đã nêu rõ hành vi bị cấm trong kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng gồm: Gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng; xác nhận đặt chỗ, bán vé, thu tiền từng hành khách đi xe; ấn định hành trình, lịch trình cố định.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN, bán vé trực tuyến chính là hình thức xác nhận đặt chỗ trả trước hoặc trả sau. Việc bán vé xe hợp đồng qua các kênh trung gian không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến những doanh nghiệp vận tải làm ăn đúng pháp luật, mà còn tiềm ẩn dấu hiệu trốn thuế.

“Các quy định pháp luật về quản lý từng loại hình xe kinh doanh vận tải đã đầy đủ, rõ ràng. Tuy vậy, các cơ quan quản lý chưa làm hết trách nhiệm được giao, việc kiểm tra đôn đốc truyền dữ liệu hợp đồng, truyền danh sách hành khách, hóa đơn điện tử chưa được thực hiện nghiêm. Việc thanh kiểm tra xem họ có hoạt động đúng bản chất xe hợp đồng hay không cũng đang bị buông lỏng”, ông Quyền nói.

Ở góc độ những người làm công nghệ, ông Phan Bá Mạnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ An Vui cho biết, hiện có khoảng 15 - 16 tổ chức trung gian là các trang thương mại điện tử bán vé, xác nhận đặt chỗ, thu tiền online cho loại hình xe hợp đồng.

“Doanh nghiệp xe hợp đồng bán vé trên sàn thương mại điện tử có nghĩa là đang nhờ người khác bán vé cho mình, họ đang hoạt động theo kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó”. Về bản chất, các phòng vé online tiếp tay cho doanh nghiệp xe hợp đồng phạm luật hay nói cách khác, doanh nghiệp vận tải lợi dụng người khác để phạm luật. Mỗi ngày, có hàng nghìn lượt chọn chỗ, chọn giờ, bán vé diễn ra liên tục mà không hề bị kiểm tra hoặc xử lý”, ông Mạnh cho hay.

Cách nào xử lý?

Cũng theo ông Nguyễn Văn Quyền, bản chất của xe hợp đồng là phải ký hợp đồng với các đoàn khách đi theo nhóm, có danh sách hành khách, trước khi xe khởi hành phải truyền dữ liệu về sở GTVT.

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào quản lý để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hành vi lợi dụng công nghệ để trục lợi, mà cụ thể là cố tình mập mờ giữa vận tải hành khách theo tuyến cố định và vận tải hợp đồng cần được chấm dứt, mang lại môi trường kinh doanh vận tải công bằng, minh bạch.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN


Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp dùng mạng xã hội kết nối trực tiếp với hành khách hoặc qua tổ chức làm dịch vụ kết nối để gom khách, bán vé.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn, góp phần hạn chế xe hợp đồng trá hình và tình trạng xe dù, bến cóc.

“Nếu chỉ nhấn mạnh xe hợp đồng mang lại sự tiện lợi cho hành khách là không đầy đủ. Đó chỉ là một góc độ, còn yêu cầu về quản lý Nhà nước về trật tự ATGT, trật tự đô thị, sự công bằng trong kinh doanh, quản lý thuế như thế nào?”, ông Quyền nói.

Để minh bạch hóa, cạnh tranh công bằng trong vận tải, ông Phan Bá Mạnh cho rằng, cần xử lý nghiêm các tổ chức trung gian bán vé xe online.

Các trạng điện tử bán vé xe là chứng cứ để xử lý doanh nghiệp vận tải hợp đồng. Bằng cách lên các website bán vé, lực lượng chức năng có thể xử lý được ngay mà không cần phải ra đường.

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp cho rằng, pháp luật không cho phép loại hình xe hợp đồng hoạt động theo cách thức này.

Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, vào cuộc xử lý, thậm chí có thể rút giấy phép khi họ bán hàng không đúng quy định.

“Về nguyên tắc, cứ có vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý, bên cạnh việc xử lý các trang thương mại điện tử có thẻ xử lý cả doanh nghiệp vận tải vì sử dụng đối tượng bán vé sai quy định”, ông Cường nói.

Sẽ sửa luật để quản lý

Trao đổi với Báo Giao thông, lãnh đạo Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho hay, theo quy định của Luật GTĐB, các trang bán vé online không phải là loại hình dịch vụ hỗ trợ vận tải. Các trang này hoạt động theo Luật Thương mại điện tử và được quản lý bởi Bộ Công thương.

Các trang này tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách kết nối khi sử dụng dịch vụ vận tải; hỗ trợ doanh nghiệp vận tải bán hàng nhưng phải bán vé đúng đối tượng cho khách hàng đi xe tuyến cố định. Còn việc bán vé, xác nhận đặt chỗ và thu tiền cho xe hợp đồng là trái quy định pháp luật.

“Để thực hiện các quy định của pháp luật, cần sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành. Ví dụ, ngành giao thông đã cấm xe hợp đồng bán vé, xác nhận đặt chỗ, thu tiền thì khi các trang bán vé online lại quảng cáo và bán vé thì đơn vị quản lý phải vào cuộc, xác định hành vi vi phạm và xử lý. Trong lần sửa đổi Luật GTĐB tới đây, Bộ GTVT sẽ xem xét đưa đối tượng này vào quản lý”, lãnh đạo Vụ Vận tải cho hay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.