Ngày 17/7, Ban ATGT TP.HCM phối hợp với đối tác Vital Strategies tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm thực hiện dự án sáng kiến “Vì an toàn giao thông đường bộ toàn cầu” trên địa bàn TP.HCM. Tham dự có đoàn Hà Nội và Đà Nẵng để cùng lắng nghe học hỏi kinh nghiệm của TP.HCM.
TP.HCM trong ngày ra quân tuyên truyền về ATGT.
Dự án do Quỹ Bloomberg Philanthropies tài trợ được thực hiện tại TP.HCM từ tháng 7/2015 cho đến nay. Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ về mặt kỹ thuật, đào tạo nguồn lực nhằm nâng cao mức độ an toàn giao thông tại TP.HCM.
Tại hội nghị, đại diện Ban ATGT TP.HCM chia sẻ về kinh nghiệm đảm bảo ATGT của thành phố. Có 3 vấn đề cần học tập như: vai trò về dữ liệu, cưỡng chế và công tác phối hợp với các đối tượng trong nước và ngoài nước.
Cụ thể, Công an TP xác định vai trò của các dữ liệu rất quan trọng. Tập trung thu nhập các dữ liệu như: số vụ, số người chết, bị thương. Các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT như tổ chức giao thông, kết cấu hạ tầng, hệ thống biển báo hiệu, ánh sáng...
Thông qua các số liệu đã thu nhập được từ các vụ TNGT phối hợp cung cấp Ban ATGT sẽ phân tích đánh giá dữ liệu, sau đó tích hợp trên bản đồ số (bản đồ GIS) để có bức tranh tổng thể trên địa bàn TP.
Để công tác cưỡng chế hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm, trước hết phải làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình TTATGT tại địa phương, tình hình vi phạm của người tham gia giao thông, kết cấu hạ tầng các tuyến đường và quan trọng nhất là các vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến TNGT.
Khi đã điều tra được cơ bản những yếu tố trên, xây dựng kế hoạch tuyên truyền kết hợp với cưỡng chế xử lý nghiêm các hành vi vi phạm mang tính phổ biến và là nguyên nhân dẫn đến TNGT. Trong giai đoạn đầu thục hiện kế hoạch phải có thời gian làm công tác tuyên truyền nhắc nhở người tham gia giao thông, sau đó lực lượng thi hành công vụ bắt đầu công tác xử lý, cưỡng chế.
Sau khi kết thúc kế hoạch cưỡng chế phải sơ kết, tổng kết các kết quả làm được đánh giá những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và đề ra phương hướng thực hiện trong thời gian tiếp.
Về công tác phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước, từ khi triển khai thực hiện dự án đến nay, thành phố đã phối hợp với Trường học viện Cảnh sát nhân dân, Hiệp hội ATGT đường bộ toàn cầu, các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, CSGT thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời phối hợp vói Trường y Tế thu nhập dữ liệu về mũ bảo hiểm, nồng đồ cồn để tổng họp kết quả, đánh giá mức độ vi phạm của người vi phạm trên địa bàn.
Hiện nhà tài trợ quốc tế đã trang bị cho lực lượng CSGT TP.HCM 62 máy đo nồng độ cồn, ống thổi, áo phản quang, biển báo, biểu ngữ.
Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM cho biết, thành phố rất sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm có được trong quá trình thực hiện dự án sáng kiến tại TP.HCM trong thời gian qua; trong đó bao gồm cả những kết quả đạt được và những thách thức phải vượt qua.
Theo ông Lợi, từ khi triển khai dự án đến nay nhiều chiến dịch đạt kết quả như vi phạm nồng độ cồn giảm, tốc độ được kiểm soát, không thắt dây an toàn giảm. Kết quả mang lại sau các đợt thực hiện chiến dịch là tình hình TTATGT trên toàn thành phố được duy trì ổn định, số vụ người chết bị thương qua các năm đều giảm, ý thức của người tham gia giao thông tăng lên.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận