• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
CSGT kể chuyện

Tổ tự quản bắt buộc có trưởng thôn, người uy tín tham gia

01/04/2015, 18:09

"Tổ tự quản bắt buộc có trưởng thôn, người uy tín tham gia" - Phó trưởng phòng CSGT Yên Bái cho biết.

72
Trung tá Vũ Thanh Tùng, Phó trưởng phòng CSGT Yên Bái

Bản thân tôi có hơn 15 năm công tác tại công an huyện Lục Yên và đã được trải nghiệm những cách làm sáng tạo trong việc đảm bảo ATGT tại một địa bàn hết sức phức tạp về TTATGT của tỉnh Yên Bái. Sở dĩ nói địa bàn phức tạp bởi địa bàn Lục Yên có đến hơn 40 km QL70, tuyến giao thông huyết mạch tập trung số lượng phương tiện lớn từ các tỉnh dưới xuôi lên Lào Cai và ngược lại. Trong khi đó, có đến 6 xã của huyện Lục Yên chạy dọc theo QL70. Qua theo dõi cho thấy, ngoài tuyến QL70, TNGT xảy ra trên địa bàn chủ yếu là đường liên thôn, xã, liên quan trực tiếp giữa mô tô với mô tô, mô tô với người đi bộ và nguyên nhân phần lớn là người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia.

Trước thực tế trên, trong nhiều năm qua, công an huyện Lục Yên ngoài việc tăng cường TTKS địa bàn nông thôn, hàng tháng, CSGT phải xuống địa bàn xã tăng cường từ hai đến năm ca TTKS chủ động kết hợp với Ban ATGT huyện xây dựng các mô hình tự quản ATGT từ xã xuống tận thôn, bản.

Mỗi Tổ tự quản có gần 20 người, bao gồm công an xã, công an phụ trách xã, Mặt trận Tổ quốc, các hội; đặc biệt bắt buộc phải có Trưởng thôn, trưởng bản và những người được cho là có uy tín trong thôn, bản tham gia. Cơ chế, chính sách hoạt động của các Tổ tự quản sẽ được UBND huyện hỗ trợ.

Ngoài vai trò nhắc nhở, vận động người dân của các thành viên trong Tổ tự quản, vai trò của trưởng thôn, bản được phát huy bởi bà con chủ yếu là đồng bào dân tộc, các trưởng thôn, bản đều là người dân bản địa, có uy tín và trực tiếp tuyên truyền cho bà con bằng tiếng bản địa hết sức hiệu quả.

Bên cạnh đó, Công an huyện cũng chủ động gắn tuyên truyền ATGT trên địa bàn thông qua các công tác khác như lồng ghép vào chương trình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xã nào cũng phải triển khai hàng năm, thậm chí những xã có tình hình ANTT, ATGT phức tạp thì triển khai mỗi quý một lần.

Ban ATGT huyện cũng chủ động phát các chương trình ATGT qua hệ thống truyền thanh bằng các thứ tiếng Mông, Thái, Dao để bà con dễ nghe, dễ hiểu. Đáng lưu ý là công an và Ban ATGT huyện đã chủ động phối hợp thông báo danh sách các trường hợp vi phạm ATGT bị xử lý, đã được công an huyện xác nhận lên hệ thống truyền thanh xã để làm công tác phòng ngừa.

Qua theo dõi cho thấy, những cách làm trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt, ngoài việc kéo giảm tai nạn trên địa bàn huyện, nhiều xã như Phúc Lợi, Khánh Hòa nằm sát bên QL70 nơi vốn là điểm “nóng” về vi phạm và TNGT thì có những thời gian cả năm không xảy ra TNGT.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.