Chiều 13/11, ông Lê Hoàn, Phó giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng (thuộc Sở Giao thông Vận tải TP HCM), cho biết trong 30 tuyến xe nêu trên có 29 tuyến buýt trợ giá và một tuyến không trợ giá (số 94 - Bến xe Chợ Lớn - Bến xe Củ Chi).
TP.HCM hiện có 126 tuyến xe buýt, gồm 90 tuyến trợ giá và 36 tuyến không trợ giá.
Trong 29 tuyến buýt trợ giá sắp chạy lại, Hợp tác xã Vận tải 19/5 là đơn vị đảm nhận nhiều nhất, gồm 9 tuyến: 150, 19, 33, 41, 48, 78, 85, 107 và 145. Trong đó, các tuyến như 150 (Bến xe Chợ Lớn - Ngã ba Tân Vạn), số 19 (Bến Thành - Khu chế xuất Linh Trung - Đại học Quốc gia)... hoạt động trên các trục chính, đông khách đi.
Kế đến, các tuyến buýt trợ giá khác như số 6, 8, 10, 53, 44, 99, 146... chạy trên các trục đường xuyên tâm, vành đai... cũng có lượng khách đi lại cao. Xe chạy trên các tuyến là loại 40-80 chỗ, thời gian hoạt động từ sáng đến tối.
TP.HCM hiện có 126 tuyến xe buýt, gồm 90 tuyến trợ giá và 36 tuyến không trợ giá. Trước đó từ 5/10, bốn tuyến trợ giá đầu tiên được thành phố cho hoạt động trở lại ở huyện Cần Giờ, sau hơn 3 tháng ngưng do Covid-19. Đến hôm qua, tổng cộng đã có 55 tuyến được chạy trở lại. Trong 85 tuyến hoạt động lại từ giữa tháng 11, chỉ có một tuyến không trợ giá.
Lộ lý do trễ tiến độ chuẩn bị cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án PPP đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đã không kịp hoàn thiện để trình thông qua tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Tại công văn này, UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị Thủ tướng thống nhất giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai Dự án khi xem xét quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.
Lý do được đưa ra là phần lớn chiều dài tuyến Dự án đi qua tỉnh Bình Dương (60/68,7 km) nên việc giao UBND tỉnh Bình Dương làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tạo thuận lợi trong quá trình triển khai công trình.
“Đối với đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Bình Phước dài khoảng 7 km với chi phí GPMB và đầu tư xây dựng công trình khoảng 1.300 tỷ đồng, UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị Thủ tướng giao Bình Phước đầu tư bằng ngân sách tỉnh”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đề xuất.
Dự án sẽ được đầu tư với quy mô 6 làn xe chạy suốt và 4 làn xe đô thị hai bên.
Theo lãnh đạo tỉnh Bình Phước, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, UBND tỉnh Bình Phước đã khẩn trương tổ chức, phối hợp hoàn thiện các thủ tục pháp lý có liên quan để hoàn thiện, thống nhất nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành để trình cấp có thẩm quyền tổ chức thẩm định, thông qua chủ trương đầu tư.
Ngày 13/10/2921, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu đẩy nhnh tiến độ chuẩn bị đầu tư Dự án, kịp trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Thực hiện yêu cầu này, ngày 14/11, UBND tỉnh Bình Dương đã có công văn số 3486/UBND - KT đề nghị UBND TP.HCM, UBND tỉnh Bình Dương xem xét nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đã được Bộ GTVT nghiên cứu thống nhất; sớm báo cáo HĐND cùng cấp xem xét, có ý kiến thống nhất để làm cơ sở cho UBND tỉnh Bình Phước tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, đến ngày 6/11, UBND tỉnh Bình Phước vẫn chưa nhận được phúc đáp từ UBND tỉnh Bình Dương nên không có cơ sở hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Trong khi đó, ngày 19/10, UBND Tp HCM đã có công văn số 3485/UBND - DA về việc triển khai thực hiện Dự án, trong đó thống nhất về nội dng hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về việc giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư Dự án đường cao tốc Tp HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo phương thức PPP, Bộ GTVT đã bàn giao kết quả nghiên cứu kèm theo toàn bộ hồ sơ, tài liệu để UBND tỉnh Bình Phước tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện.
Theo nghiên cứu của Bộ GTVT, tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng chiều dài 68,7 km, bao gồm hai đoạn tuyến: đoạn tuyến nối cao tốc có điểm đầu (Km0+00 tại nút giao Gò Dưa (vành đai 2 TP.HCM), điểm cuối (Km8+600) tại nút giao An Phú (vành đai 3 TP.HCM) và đoạn tuyến cao tốc có điểm đầu (Km8+600, tại nút giao An Phú (vành đai 3 Tp HCM), điểm cuối (Km68 +700 giao Quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).
Trong giai đoạn hoàn chỉnh, Dự án sẽ được đầu tư với quy mô 6 làn xe chạy suốt và 4 làn xe đô thị hai bên. Trong giai đoạn phân kỳ, Dự án sẽ đầu tư 8,6 km từ nút giao Gò Dưa đến nút giao An Phú (Tp HCM) theo quy mô 10 làn xe, nền đường rộng 64 m; đoạn còn lại sẽ đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m.
3 điều kiện để chuyển đổi xe máy cũ thải bỏ
Thứ nhất: Xe máy chính chủ, chủ phương tiện có hộ khẩu ở Hà Nội.
Thứ hai: Xe máy thuộc các hãng Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM, đăng ký lần đầu trước năm 2002 tại Hà Nội, có đầy đủ các bộ phận: khung xe, động cơ, bình nhiên liệu, tay nắm, bánh xe, giảm xóc, ống xả.
Thứ ba: Xe máy hoàn tất thủ tục thu hồi đăng ký xe, biển số xe với cơ quan đăng ký (có giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe, biển số xe được cấp bởi cơ quan đăng ký).
24 điểm tư vấn, hỗ trợ người dân chuyển đổi xe máy cũ thải bỏ được bố trí tại 11 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP.Hà Nội.
Từ ngày hôm qua (12/11), Hà Nội triển khai đo kiểm tra khí thải xe máy cũ, hỗ trợ đổi xe mới. Tuy nhiên, nhiều người dân bày tỏ thắc mắc không biết đến những địa chỉ nào.
Liên quan đến nội dung trên, trao đổi với Báo Giao thông, bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Chánh Văn phòng Sở GTVT Hà Nội thông tin, theo Chương trình thí điểm đo kiểm khí thải xe gắn máy cũ đang lưu hành, Hà Nội bố trí 24 điểm tư vấn, hỗ trợ người dân chuyển đổi xe máy cũ thải bỏ lấy xe máy mới ở các quận huyện, thị xã gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Long Biên, Nam Từ Liêm, Sơn Tây và Thường Tín.
Các đại lý kiểm tra, hướng dẫn người dân đổi xe máy cũ lấy xe máy mới
Cụ thể theo Sở GTVT, điểm tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi xe máy cũ thải bỏ thuộc hãng xe Honda gồm: Đại lý Kường Ngân 1 (50A, Trần Nhân Tông, P. Nguyễn Du, Hai Bà Trưng); Kường Ngân 2 (11 Nguyễn Lương Bằng, P. Nam Đồng, Đống Đa); Doanh Thu 1 (136, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy); Doanh Thu 2 (101, A2 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy).
Thắng Lợi 1 (25, Trần Khánh Dư, Hoàn Kiếm); Thắng Lợi 3 (545, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên); Hồng Hạnh 1 (252, Phố Huế, Hai Bà Trưng); Hồng Hạnh 2 (số 7 Âu Cơ, Tây Hồ); Hồng Hạnh 3 (18 Lê Đức Thọ, P. Mỹ Đình, Nam Từ Liêm); Phương Hà 3 (295 Minh Khai, P. Vĩnh Tuy; Phương Hà 4 (số 2 Lê Văn Lương, Cầu Giấy); Vũ Hoàng Lê 1 (số 1 Trần Phú, Văn Quán, Hà Đông); Dung Vượng 1 (87 Chùa Thông, Sơn Lộc, Sơn Tây); Tiến Vỹ 1 (298 Đường 1A cũ, phố Ga, Thường Tín).
Điểm tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi xe máy cũ thuộc hãng xe Yamaha gồm: Đại lý Yamaha Town Tây Hồ ( 79 Âu Cơ, Tây Hồ); Yamaha Town Cầu Giấy số 98 Xuân Thủy, Cầu Giấy; Yamaha Town Long Biên (158 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên); Yamaha Town (62 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa); Yamaha Town ( số 123, Ô Chợ Dừa, Đống Đa).
Điểm tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi xe máy cũ thuộc hãng Piaggio có Đại lý Topcom (số 231 Lê Duẩn, P. Nguyễn Du, Hai Bà Trưng).
Điểm tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi xe máy cũ thuộc hãng xe Suzuki gồm: Đại lý Khang Thịnh (số 284, Phố Vọng, P. Phương Liệt, Thanh Xuân; Hà Thuỷ (số 281 Đội Cấn, P. Liễu Giai, Ba Đình).
Cuối cùng, điểm tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi xe máy cũ thuộc hãng Sym có Đại lý Minh Phát (số 85 Tôn Đức Thắng, P. Cát Linh, Đống Đa); Hoà Huy (số 281, Đội Cấn, P.Liễu Giai, Ba Đình).
Tài xế xe bồn bị xe du lịch tông tử vong
Dừng xe bên đường rồi ra phía sau đi vệ sinh, tài xế xe bồn bị ôtô du lịch lao tới, tông trúng.
Hiện trường vụ tai nạn.
Sáng 13/11, Công an thị xã Bến Cát (Bình Dương) trích xuất camera đồng thời lấy lời khai tài xế xe du lịch để điều tra vụ tai nạn trong đêm giữa xe bồn và xe du lịch.
Rạng sáng cùng ngày, tài xế xe bồn trộn bê tông lưu thông trên đường ĐT744. Khi xe đến đoạn thuộc xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, tài xế cho xe đậu sát lề đường và ra phía sau đi vệ sinh.
Lúc này, xe du lịch từ xa bất ngờ lao tới tông trúng đuôi xe bồn khiến nam tài xế mắc kẹt phía sau xe, tử vong tại chỗ. Nhận tin báo, CSGT thị xã Bến Cát cùng các đơn vị nghiệp vụ liên quan đã có mặt để khám nghiệm hiện trường.
Xe du lịch phải lùi ra phía sau mới đưa được thi thể nạn nhân ra ngoài.
Đề xuất quy hoạch sân bay thứ hai ở Hà Nội trước năm 2050
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã trình Chính phủ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Máy bay tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành.
Theo đó, đến 2030 cả nước có 28 sân bay, tổng công suất thiết kế 278 triệu hành khách một năm. Ngoài 22 sân bay hiện nay, có 6 sân bay mới, gồm: Lai Châu, Sa Pa (Lào Cai), Nà Sản (Sơn La), Quảng Trị, Phan Thiết, Long Thành. Đến năm 2050, có thêm Cao Bằng là cảng quốc nội. Bộ Giao thông Vận tải đề nghị duy trì vị trí quy hoạch cảng hàng không quốc tế Hải Phòng đã được Thủ tướng phê duyệt để thay thế cho sân bay Cát Bi (Hải Phòng) sau năm 2030.
Ngoài 29 sân bay đã xác định vị trí, giai đoạn đến 2050, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất quy hoạch sân bay thứ hai hỗ trợ cho Nội Bài về phía đông nam Hà Nội và một số sân bay tại các đảo, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Đây là điểm mới so với tờ trình Chính phủ hồi tháng 6. Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ quy hoạch cảng hàng không đến 2030, tầm nhìn 2050, không đề cập đến sân bay thứ hai của Hà Nội. Bộ dự kiến duy trì sân bay quốc tế Hải Phòng (tại Tiên Lãng) nhằm dự bị cho cả Nội Bài và Cát Bi.
Tháng 7, lãnh đạo TP Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu sân bay thứ hai tại huyện Ứng Hòa vì thuận lợi giao thông và có quỹ đất. Dự báo dân số Hà Nội tăng lên 10 triệu đến năm 2050, việc tập trung hành khách vào sân bay Nội Bài sẽ làm tăng lưu lượng qua các đường vành đai, trong khi thành phố còn quỹ đất phía nam. UBND Hà Nội đề nghị Bộ xem xét công suất cảng hàng không thủ đô đạt khoảng 130-150 triệu hành khách mỗi năm, đến năm 2050.
Ngoài hệ thống sân bay, trong tờ trình lần này, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư. Cụ thể, giai đoạn đến 2030 sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp các sân bay lớn như Long Thành giai đoạn 1 đạt công suất 25 triệu khách/năm, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất đạt 20 triệu khách/năm, nhà ga T2 Nội Bài nâng công suất lên 15 triệu khách/năm, xây dựng đường cất hạ cánh số 3, nhà ga T3 Nội Bài về phía nam...
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống sân bay đến năm 2030 khoảng 400.000 tỷ đồng (chiếm 22% nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành), được huy động từ ngân sách nhà nước, ngoài ngân sách và nguồn vốn hợp pháp khác.
Để thực hiện quy hoạch, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất điều chỉnh các quy định để có thể huy động nguồn vốn ngoài ngân sách theo phương thức nhượng quyền đầu tư; nghiên cứu xây dựng cơ chế đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng cảng; giao UBND các tỉnh, thành phố có quy hoạch cảng hàng không mới là cơ quan có thẩm quyền để huy động, cân đối nguồn lực và tổ chức thực hiện đầu tư.
Cả nước có 22 sân bay đang khai thác, gồm 9 sân bay quốc tế, 13 nội địa.
Việc thi công hầm chui khiến lòng đường bị thu hẹp. Vào giờ cao điểm, ôtô, xe máy nối đuôi nhau qua đây. Nhà thầu cho hay đã bố trí người phân luồng từ xa nhằm giảm ùn tắc.
Công trình hầm chui thứ tư ở thủ đô bước vào giai đoạn thi công hầm chính
Hầm chui Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến được đầu tư gần 700 tỷ đồng, đang bước vào giai đoạn thi công hầm chính. Được khởi công từ tháng 10/2020, hầm chui này kết cấu bằng bê tông cốt thép, dài 475 m. Trong đó phần hầm kín dài 95 m, hầm hở và gờ chắn dẫn vào hầm kín dài 380 m. Mỗi chiều hầm rộng 7,5 m, gồm 2 làn xe cơ giới.
Sau một năm, công trình đang bước vào giai đoạn thi công hầm chính. Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2022, giúp giải quyết xung đột, ùn tắc tại nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3.
Đây sẽ là hầm chui thứ tư ở thủ đô, trước đó có hầm Kim Liên - Xã Đàn (năm 2009, 467 tỷ đồng), hầm Trung Hòa (năm 2016, 1.087 tỷ đồng), hầm Thanh Xuân (năm 2016, hơn 551 tỷ đồng).
Ông Nguyễn Tuấn Nghĩa, kỹ sư phụ trách công trường, cho biết hiện tại công nhân thi công gói thầu số 8 gồm làm tường chắn, hầm kín và những phần kết cấu chính của hầm chui.
Nhà thầu đang thi công nền móng với hai phương án là đóng cọc bê tông 40/40 và móng cọc Jet Grouting.
Với tiến độ hiện nay, nhà thầu dự kiến đào hầm chính ngày 20/11. Bước đầu tiên của quá trình này sẽ là ép cọc ván thép để bảo vệ kết cấu đào, tiếp đến đào kết cấu và lắp dựng khung chống ngăn sạt đổ hai bên đường. Công việc còn lại gồm đổ bê tông lót và xây dựng kết cấu hầm chính.
Trước đó, Hà Nội mưa lớn kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ của công trình, đặc biệt là việc thi công kết cấu ngầm.
Quá trình giải phóng mặt bằng vẫn đang tiếp diễn. "Chúng tôi đã nhận được 3/4 mặt bằng của dự án, song vẫn đang vướng một phần bên phía đường Tố Hữu", kỹ sư Nguyễn Tuấn Nghĩa cho biết. Việc thi công hầm chui khiến lòng đường bị thu hẹp. Vào giờ cao điểm, ôtô, xe máy nối đuôi nhau qua đây. Nhà thầu cho hay đã bố trí người phân luồng từ xa nhằm giảm ùn tắc.
Những ai ở Hà Nội được đổi xe máy cũ thành mới?
Theo chuyên gia, nếu triển khai chương trình "đổi xe cũ lấy xe mới" thì tất cả những người làm ở Hà Nội đều phải được đổi và bù trừ hợp lý, không nhất thiết phải có hộ khẩu Hà Nội và giới hạn trong mấy hãng xe.
Từ hôm nay đến 30/11, Hà Nội chính thức triển khai chương trình thu xe máy cũ không đạt tiêu chuẩn khí thải với mức hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng để chuyển sang xe mới.
Từ ngày 12 đến 30/11, Hà Nội chính thức triển khai chương trình thu xe máy cũ không đạt tiêu chuẩn khí thải
TS Nguyễn Xuân Thuỷ, chuyên gia giao thông cho rằng, từ năm ngoái năm kia đã có nhiều ý kiến về chương trình này rồi. Chủ trương đổi xe cũ nhằm giảm phát thải, ô nhiễm môi trường là rất đúng đắn, tuy nhiên, điều kiện đổi phải thực tế.
Theo ông Thủy, thực tế đó dựa trên cơ sở đời sống, thu nhập của người dân còn rất nhiều khó khăn. Việc hỗ trợ người dân đi đổi xe cũ không chỉ là 4 triệu đồng mà phải là 6-10 triệu/xe thì mới khả thi. Như thế nhiều người sẽ đến đổi mà không trốn tránh.
"Người ta cũng cảm thấy được quan tâm và cũng bù đắp bớt khó khăn trong đời sống. Hà Nội không nên cố định ở mức hỗ trợ 4 triệu. Mức tiền hỗ trợ này đã đưa ra cách đây mấy năm rồi, giờ áp vào triển khai vẫn giữ nguyên là không thực tế”, TS Thuỷ thẳng thắn bày tỏ.
Vấn đề thứ hai, theo chuyên gia này là chủ trương đổi xe cũ lấy xe mới không nên dồn vào 1-2 năm mà phải thực hiện từng bước, 3-5 năm. Mỗi năm đổi khoảng 2.000 xe thôi.
Ví dụ năm 2022 đổi 3.000 xe, năm 2023 đổi 3.000 xe nữa, 2024 đổi 3-4.000 xe tiếp. Mỗi năm như vậy kinh phí sẽ có, không dùng 4 triệu nữa mà tăng lên 6-10 triệu. Như thế vừa dàn trải kinh phí, vừa là giảm bớt khó khăn cho người dân - những người không có tiền phải dùng xe cũ mưu sinh.
“Nên có sự chia sẻ thông cảm. Nếu làm được như vậy thì việc hiện thực hoá chính sách sẽ tốt hơn”, ông Thuỷ nhấn mạnh.
Clip: Hai thanh niên đi xe máy thoát chết khó tin dưới gầm xe tải
Khi đang lưu thông trên đường, 2 thanh niên đi xe máy bất ngờ bị 1chiếc xe tải tông ngã rồi cuốn vào gầm.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh 2 nam thanh niên đi xe máy thoát chết thần kỳ khi bị xe tải cuốn vào gầm khiến người xem không khỏi thót tim.
Nguồn clip: Mạng xã hội giao thông
Cụ thể, khi đang điều khiển xe máy lưu thông trên đường, 2 nam thanh niên đi xe máy bất ngờ bị chiếc xe tải tông trúng.
Cú va chạm xảy ra khiến 2 người ngã xuống đường. Tuy nhiên, 1 trong 2 người đã bị chiếc xe tải cuốn vào gầm xe. Phát hiện sự việc, những người dân có mặt xung quanh đã nhanh chóng ra hiệu cho tài xế dừng lại và tìm cách đưa nạn nhân ra ngoài.
May mắn là cả hai chỉ bị thương nhẹ, toàn bộ diễn biến sự việc đã được camera giám sát ghi lại. Được biết, vụ tai nạn xảy ra tại Hưng Yên.
Ngay sau khi được đăng tải, đoạn clip đã nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý. "Phúc cho cả hai nhà, nguy hiểm quá", "Sợ thế, may cho cả hai người đi xe máy", "May thanh niên kia vẫn bò ra ngoài được, xem mà thót tim"... là một số bình luận của người xem để lại.
Hà Nội chi gần 150 tỷ làm cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa được giao làm chủ đầu tư làm dự án cầu vượt Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch.
Theo đó, tổng mức đầu tư dự án là gần 150 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách thành phố và dự kiến hoàn thành trong tháng 6/2022.
Hà Nội chi gần 150 tỷ làm cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch
Về thiết kế, cầu vượt thép được lắp ghép theo hình chữ C dài hơn 300 m, rộng 9 m, tổ chức giao thông hai chiều cho hai làn xe hỗn hợp gồm ô tô và xe máy. Hướng dọc đường Tôn Thất Tùng - Phạm Ngọc Thạch, đường Chùa Bộc - Đông Tác và các nhánh rẽ còn lại sẽ được tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu dưới cầu.
Thông tin về phương án thi công, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.Hà Nội cho biết, trong phạm vi đường Chùa Bộc, đơn vị sẽ xén khoảng 400 m vỉa hè để mở rộng nút giao, xây dựng kết cấu đường mới cho phần mở rộng.
Trong đó, bên vỉa hè phía Học viện Ngân hàng xén dài 360 m, rộng 2-6 m, kết hợp với mở rộng nút giao Chùa Bộc - Tây Sơn; vỉa hè phía đối diện xén dài hơn 100 m, rộng 2,5 m.
Đơn vị thi công cũng sẽ đánh chuyển một số cây xanh trong phạm vi dự án theo giấy phép của Sở Xây dựng Hà Nội.
Để phục vụ quá trình thi công, khoảng 250 m ở phố Phạm Ngọc Thạch được rào chắn, bề rộng rào chắn là 10 m. Sau đó, đơn vị thi công sẽ tiếp tục rào chắn, thi công công trình ở phố Chùa Bộc.
Trước đó, trong ngày 10/11, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã khoan mũi cọc nhồi tại công trình xây dựng cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch.
Sở GTVT Hà Nội cho biết, công trình được xây dựng nhằm nâng cao năng lực giao thông qua ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Tôn Thất Tùng - Đông Tác, giải quyết tình trạng ùn tắc và hình thành hạ tầng giao thông khung của Hà Nội.
"Trong quá trình triển khai thực hiện thi công công trình nếu có bất cập, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông phối hợp với liên ngành cùng các đơn vị liên quan để thống nhất điều chỉnh cho phù hợp", Sở GTVT Hà Nội yêu cầu.
Sau 31/12, xe vận tải không lắp camera bị từ chối đăng kiểm, phạt tiền
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa đến hạn cuối các xe ô tô khách trên 9 chỗ, xe đầu kéo, xe chở container phải hoàn thành lắp camera.
Dù vậy, đến nay, nhiều trường hợp xe đi đăng kiểm vẫn chưa lắp camera, chủ xe, doanh nghiệp có tâm lý ngóng chờ lùi thời hạn.
Theo quy định tại Nghị định số 10/2020 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, nhóm xe như nêu ở trên phải lắp camera trước ngày 1/7/2021.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Nghị quyết số 66 của Chính phủ cho phép hoãn thời hạn xử phạt đến hết năm 2021 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Vì vậy, Cục Đăng kiểm VN hướng dẫn trong thời gian này chưa bắt buộc kiểm định đối với hạng mục camera. Trường hợp xe đã có camera vẫn được kiểm định và ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng kiểm.
Ông Dương Trung Lâm, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 98-03D cho biết, trường hợp xe sau ngày 31/12/2021 vẫn chưa lắp camera, các đơn vị đăng kiểm sẽ từ chối tiếp nhận kiểm định phương tiện.
Hơn nữa, khi tham gia giao thông, các xe này sẽ bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử phạt (mức phạt 1-2 triệu đồng đối với lái xe; 5-6 triệu đồng đối với cá nhân và 10-12 triệu đồng đối với tổ chức không lắp camera theo quy định).
“Trường hợp xe có thời hạn đăng kiểm từ nay đến 31/12/2021 nhưng chưa lắp camera, sau đó lắp trước hạn đăng kiểm tiếp theo và đề nghị bổ sung vào giấy chứng nhận đăng kiểm có thể phải kiểm định lại toàn bộ phương tiện, phải trả phí, lệ phí như kiểm định bình thường”, ông Lâm nói và cho biết, phương tiện lắp đúng kỳ đăng kiểm sẽ đỡ tốn công sức đi kiểm định đột xuất.
Giải thích rõ hơn, ông Bùi Minh Kiên, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-11D cho biết, để bổ sung thông tin phải in giấy chứng nhận đăng kiểm và tem mới, liên quan đến phí, lệ phí nên tính như lần đăng kiểm bình thường.
Tuy vậy, lãnh đạo các đơn vị đăng kiểm cũng không khỏi băn khoăn, nên giải quyết thế nào đối với trường hợp xe đăng kiểm có thời hạn đăng kiểm sau ngày 31/12/2021 và lắp camera trước ngày đến hạn đăng kiểm.
“Có rất nhiều trường hợp xe còn thời hạn đăng kiểm sau ngày 31/12/2021, nếu lắp camera trước hạn đăng kiểm mà phải kiểm định lại toàn bộ xe cũng gây phát sinh chi phí đối với chủ phương tiện. Còn nếu không kiểm định lại sẽ không thể có thông tin về việc thiết bị này, làm căn cứ xuất trình khi bị lực lượng chức năng kiểm tra”, Giám đốc một trung tâm đăng kiểm cho biết.
Ông Trần Anh Quân, quyền Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm VN cho biết, các trường hợp xe khách, xe đầu kéo, xe chở container có thời hạn đăng kiểm sau ngày 31/12/2021, nếu lắp camera trước thời hạn đăng kiểm, có thể đề nghị trung tâm đăng kiểm xác nhận đã lắp, để không phải kiểm định lại. Khi đến kỳ đăng kiểm gần nhất sẽ đề nghị kiểm định thiết bị trên, bổ sung vào hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận