• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tìm giải pháp kéo giảm TNGT nông thôn, miền núi

20/09/2016, 16:56
image

Bộ GTVT vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao công tác đảm bảo TTATGT nông thôn, miền núi tại Hải Phòng.

Bo-GTVT-tap-huan-Hai-Phong2

Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia đóng góp giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATGT nông thôn, miền núi tại hội nghị

Ngày 20/9, Bộ GTVT đã tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao công tác đảm bảo TTATGT nông thôn, miền núi tại Hải Phòng. Hội nghị có sự tham gia của các cán bộ làm công tác ATGT cấp tỉnh, thành phố, các huyện và Sở GTVT các địa phương phía Bắc.

Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng khái quát hiện trạng và các giải pháp tăng cường công tác đảm bảo TTATGT nông thôn; các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với giao thông nông thôn; những tồn tại, khó khăn, vướng mắc và chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong công tác này.

Theo đó, đặc trưng của các vùng nông thôn là tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, nhiều người mù chữ, thường điều khiển xe máy không đảm bảo an toàn, chất lượng thấp… trong khi cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn còn nhiều bất cập là nguyên nhân dẫn đến vi phạm và TNGT ở nông thôn, miền núi còn cao và có dấu hiệu gia tăng.

giao thong

Tuyên truyền pháp luật TTATGT ở nông thôn, miền núi cần có thêm hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp

Theo ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, TNGT nông thôn có nguy cơ xảy ra tử vong cao (0,49% tỷ lệ người chết/số vụ, trong khi tỷ lệ chung là 0,42%); TNGT nông thôn chủ yếu liên quan đến xe máy và thường xảy ra vào ban đêm; nguyên nhân trực tiếp là do ý thức, kiến thức, kỹ năng kém của người tham gia giao thông…

Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT nông thôn tuy có chuyển biến nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, chưa đến được với mọi người dân; hình thức tuyên truyền còn rập khuôn, chưa đa dạng, phong phú, sinh động để thu hút đối tượng được tuyên truyền; chưa phát huy được vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội và tôn giáo…

“Hiện nay đa số người dân khu vực nông thôn, miền núi cơ bản đã biết và hiểu một số quy định pháp luật giao thông nhưng vẫn cố tình vi phạm, từ đó có thể thấy cần phải thay đổi nhận thức mới có thể thay đổi hành vi của người dân. Vì vậy, một trong những giải pháp trọng tâm hiện nay là phải nâng cao tuyên truyền, giáo dục pháp luật ATGT cho người dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng với mục đích thay đổi hành vi của họ”, ông Thái cho hay.

>>> Xem thêm video về Phát động tháng hành động ATGT năm 2016

Các đại biểu đã thảo luận, cơ bản thống nhất để kéo giảm TNGT vùng nông thôn, miền núi, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT tại cộng đồng, dân cư theo hướng trực quan, sinh động, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa của từng vùng miền. Cần đẩy mạnh công tác TTKS, xử lý vi phạm với việc phát huy vai trò của lực lượng công an xã và các lực lượng phối hợp khác; tăng cường điều kiện ATGT của kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn.

Đồng thời, phát triển hệ thống xe buýt công cộng kết nối xã với với trung tâm đô thị của tỉnh/thành phố nhằm hạn chế lưu lượng mô tô, xe gắn máy; tăng cường công tác sơ cấp cứu TNGT; tăng cường các cơ chế, chính sách và năng lực quản lý Nhà nước về ATGT ở cấp địa phương...

“Cách thức tiếp cận mới, phương pháp và hình thức mới sẽ nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo TTATGT nông thôn”, ông Lê Văn Đạt, Viện Chất lượng và phát triển GTVT (Bộ GTVT) nhìn nhận.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.