• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Thực hư cầu Hàm Rồng bị nước lũ sông Mã làm nứt, xô lệch

12/09/2024, 20:21

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã bị nứt, xô lệch.

Theo hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, mặt cầu Hàm Rồng (bắc qua sông Mã, thuộc địa phận TP Thanh Hóa) bị nứt và có dấu hiệu xô lệch lan can cầu.

Thực hư cầu Hàm Rồng bị nước lũ sông Mã làm nứt, xô lệch- Ảnh 1.

Hình ảnh cầu Hàm Rồng được chụp vào chiều 11/9. Dư luận cho rằng cầu bị nứt và xô lệch.

Trước thông tin trên, ngày 12/9, trao đổi với Báo Giao thông, ông Đinh Huy Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa cho biết: Không có chuyện cầu Hàm Rồng bị nứt và xô lệch. 

Thực tế, vào khoảng 16h ngày 11/9, qua công tác kiểm tra phát hiện khe co giãn số 2 phía thượng, mố nam phần đường bộ cầu Hàm Rồng bị bong bật bản cao su chưa xác định được nguyên nhân. 

Thực hư cầu Hàm Rồng bị nước lũ sông Mã làm nứt, xô lệch- Ảnh 2.

Khe co giãn số 2, phía nam mố cầu Hàm Rồng bị bong bản cao su.

Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Đường sắt Thanh Hóa, sau khi kiểm tra thực tế cho thấy trạng thái công trình chưa có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu. Tuy nhiên, gây ảnh hưởng lưu thông bình thường của phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua khe co giãn.

Trước mắt, để đảm bảo an toàn cho phương tiện đường bộ lưu thông qua cầu, công ty đã gia cố tạm bằng tấm thép bản với kích thước dài 5,2m, rộng 45cm, dày 20mm tạo êm thuận và bố trí nhân lực trực chốt thường xuyên kiểm tra, theo dõi.

Thực hư cầu Hàm Rồng bị nước lũ sông Mã làm nứt, xô lệch- Ảnh 3.

Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra, xử lý lại khe co giãn, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại êm thuận.

Về lâu dài, Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có biện pháp xử lý các khe co giãn trên cầu Hàm Rồng để đảm bảo ATGT.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 12/9, UBND TP Thanh Hóa cũng đã có văn bản đề nghị Sở GTVT, Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa sớm kiểm tra, đánh giá tổng thể tình trạng an toàn của cầu Hàm Rồng để có các giải pháp khắc phục kịp thời, biện pháp cảnh báo đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông để không xảy ra những thiệt hại về tài sản và tính mạng con người.

Cầu Hàm Rồng là một địa danh nổi tiếng ở Thanh Hóa. Cầu được xây dựng từ năm 1901 (do thực dân Pháp xây). Sau nhiều lần bị phá hủy trong chiến tranh, cầu được xây dựng lại và giữ cho đến bây giờ.

Cầu được thiết kế có trụ giữa, 2 nhịp dầm liên kết bu lông cường độ cao với chiều rộng 17m. Mặt cầu gồm có 2 phần: Phần đường sắt và phần đường ô tô chạy 2 bên.

Năm 2018, do ảnh hưởng mưa lũ, móng tứ nón mố nam cầu Hàm Rồng phía hạ lưu bị xói lở nặng, đe dọa tới an toàn đường sắt. Sự cố này sau đó đã được ngành chức năng khắc phục, xử lý.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.