• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Thâm nhập “lãnh địa” xe quá tải đất Cảng: "Không chở quá tải có mà ăn cám!"

Giao thông 24h

Thâm nhập “lãnh địa” xe quá tải đất Cảng: "Không chở quá tải có mà ăn cám!"

18/11/2020, 10:00

Cứ khoảng 20h, những chiếc xe đầu kéo chở theo khối lượng hàng hóa cực lớn ì ạch rời khỏi các cảng ở Hải Phòng, sau đó tỏa đi các tỉnh phía Bắc.

Xe tải đang vào “ăn hàng” tại cảng Tân Hương trên đường Hùng Vương

Trong vai phụ xe nhiều ngày đeo bám các xe chở hàng từ các cảng ở Hải Phòng toả đi nhiều cung đường, nhóm PV Báo Giao thông ghi nhận quy trình giám sát, kiểm tra, xử lý xe quá tải lỏng lẻo, bỏ lọt nhiều vi phạm.

Kỳ 1: Xe xuất cảng theo “lệnh”, quá tải chẳng ai hay

Cứ khoảng 20h, những chiếc xe đầu kéo chở theo khối lượng hàng hóa cực lớn lại ì ạch rời khỏi cảng, tiếng động cơ gầm rú, khói từ các ống xả đen kịt...

“Không chở quá tải có mà ăn cám!”

Lâu nay, người dân Hải Phòng liên tục phản ánh việc nhiều tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng do phải oằn mình chống đỡ những chiếc xe container, xe tải nặng chở quá trọng tải quy định. Trong đó, QL5, 10, đường Nguyễn Văn Linh, đường Hùng Vương, đường Lê Thánh Tông… gần đây liên tục xuất hiện những vết “sống trâu” và “ổ gà”, “ổ voi” dày đặc.

Nghiêm trọng nhất là tuyến QL5, chiều từ Hải Phòng - Hà Nội, “sống trâu” xuất hiện nhiều hơn, còn ở chiều đường ngược lại thì rất ít. Theo các chuyên gia giao thông, chiều đi từ Hải Phòng - Hà Nội các xe container, xe tải chở quá tải nhiều hơn nên đường xuống cấp nhanh, sống trâu nhiều hơn chiều ngược lại.

Theo tìm hiểu thực tế của nhóm PV Báo Giao thông, hầu hết các xe chở hàng rời xuất phát từ cảng ở Hải Phòng đi các tỉnh đều chở hàng vượt quá tải trọng cho phép. Để minh chứng, nhóm PV trực tiếp tiếp cận với nhiều lái xe, chủ hàng, họ đều có một nhận định chung: “Không chở quá tải có mà ăn cám!”.

Trao đổi với Báo Giao thông, lãnh đạo Cảng vụ Hải Phòng cho biết, cảng vụ tiếp nhận thông tin từ Báo Giao thông và sẽ cho kiểm tra, xác minh ngay các thông tin Báo phản ánh, nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.


Anh Nguyễn H. V., người có nhiều năm chở hàng tuyến Hải Phòng - Lạng Sơn cho biết: Đối với một xe tải như anh đang lái, nếu chở hàng từ Hải Phòng đi Lạng Sơn, ngoài chi phí xăng dầu, công lái xe, phụ xe, khấu hao xe… vẫn còn phải mất cơ man tiền “ngoài lề” khác.

“Nếu nhà xe không chở quá tải thì lấy gì làm lãi. Như xe tôi đang chạy đây, vừa ra khỏi cảng đã giáp mặt lực lượng chức năng, sau đó đi trên đường thì nào là các trạm, chốt xuyên suốt từ Hải Phòng - Quảng Ninh - Hải Dương - Bắc Giang - Lạng Sơn, thà chở quá tải, chi phí tăng một chút, nhưng bù lại lượng hàng hóa cũng tăng lên gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi, như vậy doanh nghiệp mới có lãi”, tài xế V. nói.

Như để chứng minh cho lời nói của mình, anh V. chỉ cho chúng tôi về một dàn xe đầu kéo đang đậu đỗ tại Cảng Nam Ninh (số 602, đường Hùng Vương, Hồng Bàng, Hải Phòng) với gần chục chiếc đang đỗ trong bãi: “Đó, chú nhìn thấy không, xe bọn anh đã xếp hàng xong xuôi, phủ bạt cẩn thận, nhưng chưa đi được ngay bởi còn phải chờ “giờ G”. Bao giờ các anh ấy cho phép, xe mới được đi khỏi cảng”.

Theo lời V, khi “chim lợn” (người dẫn đường - PV) báo đã làm việc xong xuôi với bên cơ quan chức năng, ngay lập tức cả đoàn xe sẽ được người này dẫn qua địa bàn. Tất cả lái xe đều phải chủ động ăn uống, chuẩn bị mọi thứ liên quan để khi nhận lệnh là có thể lên đường ngay.

Các chuyến hàng quá tải cũng phải tuân thủ quy định, đó là chạy vào ban đêm dưới sự dẫn dắt của người dẫn đường. Khi nào người dẫn đường thông báo dừng là phải dừng, thông báo “có động” phải nhanh chóng ẩn nấp tại các bãi đất trống, cây xăng… trên đường và chỉ đi tiếp dưới sự dẫn đường của người này.

Lạc vào “ma trận”xe quá tải

Theo điều tra, hầu hết các xe chở hàng rời xuất phát từ cảng ở Hải Phòng đi các tỉnh đều chở hàng vượt quá tải trọng cho phép

Nhóm PV Báo Giao thông quyết định theo chân một chiếc xe đầu kéo di chuyển từ cảng Nam Ninh (Hải Phòng) đi cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Trong vai phụ xe, chúng tôi bắt đầu tiếp cận các mánh khóe giúp xe quá tải “vượt cạn”.

Quả đúng như lời tài xế V. nói, việc di chuyển của các xe quá tải được thực hiện theo đúng quy luật và người đóng vai trò “chim lợn” có ý nghĩa quyết định đến quá trình di chuyển trong hành trình của các xe này.

Khoảng 15h, chúng tôi bắt đầu xuống tới cảng Nam Ninh, dừng xe tại bãi đậu trong sân cảng chờ “ăn hàng”. Trong lúc chờ đợi, tôi được anh lái xe gọi ra một quán nước ngồi “chém gió”. Một số lái xe khác cũng đang ngồi tại đây để chờ xếp hàng lên xe. Những câu chuyện về chuyến hàng bắt đầu được cánh lái xe chia sẻ.

Theo những lái xe này, không chỉ hàng ở cảng Nam Ninh, mà tất cả các loại hàng rời như: Phân bón, gạo, ngô, sắn, bột mỳ, bột sắn… khi về tới các cảng Vật Cách, Tiến Mạnh, Duy Ninh… đều được bốc xếp lên các xe đầu kéo 6 trục và đều vượt quá trọng tải quy định.

Đặc biệt, chỉ có hàng rời mới vận chuyển từ các cảng ở đây ra, còn hàng container thì không, thi thoảng mới có vài chiếc là khách quen, bởi tàu về các cảng ở Đình Vũ được sà lan vận chuyển về các cảng này, sau đó xếp dỡ lên, nhưng số lượng thì rất hạn chế.

Khoảng 17h, những chiếc xe đã “ăn no hàng” bắt đầu được phủ bạt kín mít. Dù là hàng được đặt trong thùng container, nhưng khác ở chỗ phần phía trên các container này đều được cắt ra, phục vụ cho việc xếp hàng hóa vượt quá chiều cao thành thùng. Có những xe, hàng vượt thùng thành lên tới 50-70cm, khiến chiều cao chiếc xe được tôn lên, rất nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Sau khi nhận hàng xong, kiểm tra kỹ một lượt cả về máy móc, phương tiện, hàng hóa, các lái xe, phụ xe bắt đầu đi ăn, nghỉ ngơi, chuẩn bị chờ đến “giờ G”, khi người dẫn đường thông báo mới chính thức di chuyển.

Đến khoảng 21h, theo quan sát của chúng tôi, chiếc xe BKS 98C-06xxx… mang theo một biên bản giao nhận hàng hóa có nội dung nhận hàng tại tàu ở Bãi Vật Cách Hải Phòng với bên giao là Công ty TNHH Đông Đô Logistics, đại diện là ông Nguyễn Xuân Chinh (nhân viên) và bên nhận là Cô Hoa, đại diện là ông Nguyễn Tú Văn chở theo 1.326 bao bột sắn, mỗi bao 50kg với tổng trọng lượng 66 tấn rời cảng Vật Cách. Chiếc xe dễ dàng ra khỏi cảng chỉ với một phiếu ra cổng, nộp cho bảo vệ. Ngoài ra, không có bất kỳ vướng mắc nào.

Còn tại các cảng khác như: Tiến Mạnh, Nam Ninh, Quỳnh Cư, Tân Hương, hàng chục chiếc xe cũng đã vào “ăn hàng”, nhiều xe chờ sẵn ở bãi để bốc hàng, số còn lại đã xếp hàng phủ kín bạt đợi lệnh lên đường. Theo quan sát của chúng tôi, những chiếc xe BKS 15C-142.51; 15C-246.36; 15C-12296… đang đỗ tại các Cảng Tiến Mạnh và Nam Ninh cũng bắt đầu vào “ăn hàng” chuẩn bị hành trình.

Riêng các xe tải BKS 98C-219.84; 98C-067.98; 98C-215-19; 98C-065.72… đã chuẩn bị sẵn hàng, bạt che kín mít, lái xe bắt đầu cho đoàn xe chuyển ra phía ngoài đường Hùng Vương đợi tín hiệu “thông tuyến” từ người báo luật, sẵn sàng lên đường.

Và cuộc đua để xe quá tải “vượt cạn” chính thức bắt đầu…

Chở quá tải mới có lãi

Ông Nguyễn Thành L., giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn TP Hải Phòng thừa nhận với PV Báo Giao thông, hiện nay nếu các doanh nghiệp chở hàng không quá tải thì lấy đâu ra lãi. Ông L. giải thích, với một chuyến hàng, xe chở đúng tải cũng phải thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định. Đó là thủ tục “đã thành văn”, còn lại hàng tá thủ tục “bất thành văn” khác mà các doanh nghiệp đều biết nhưng không ai dám nói ra.

Ông L. nêu ví dụ, đoạn đường chở hàng từ TP Hải Phòng đến tỉnh Thái Nguyên, bình thường nhìn vào doanh nghiệp chỉ chi phí tiền xăng dầu, lái xe, hao mòn, sửa chữa xe và phí cầu đường… Thế nhưng, đó mới là những thứ tiền nằm trong chi phí cứng, còn hàng loạt những khoản tiền chi phí mềm khác thì không thể kể ra được.

“Có trong nghề thì mới hiểu, đoạn đường từ Hải Phòng - Thái Nguyên chỉ khoảng 170km, thế nhưng để đi qua được đoạn đường này thì phải đi qua hàng chục đội, trạm của lực lượng chức năng. Chính vì thế, chi phí chuyến hàng tăng thêm một cách đột biến và như để có thể bù vào những chi phí đó, doanh nghiệp chỉ còn nước chở quá tải”, ông L. nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.