• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Tàu biển Việt Nam sắp đối mặt với quy định “khắt khe” của IMO

08/01/2019, 17:00

Quy định mới về hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu của IMO mang tới nhiều nỗi lo cho đội tàu biển Việt Nam.

saigonqueen

Từ ngày 1/1/2020, hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu tàu biển sẽ giới hạn ở mức 0,5% thay vì 3,5% như thời điểm hiện tại - Ảnh minh họa

Hiệp hội chủ tàu Việt Nam vừa phối hợp với Tập đoàn công nghệ Wartsila tổ chức hội thảo kỹ thuật về công nghệ xanh bảo vệ môi trường biển. Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích cung cấp những thông tin thiết thực về các quy định hàng hải mới nhất và đề xuất các giải pháp phù hợp cho đội tàu của Việt Nam.

Cục Đăng kiểm VN cho biết, thời gian tới, hoạt động của vận tải biển thế giới dự báo sẽ khó khăn hơn khi Ủy ban bảo vệ môi trường biển (MEPC) của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã quyết định giới hạn hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu tàu biển 0,5% sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 (giới hạn hiện tại là 3,5%). Theo thống kê, sẽ có khoảng 70.000 tàu biển bị tác động bởi quy định này.

Theo ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chủ tàu VN, hiện các chủ tàu vẫn chưa thực sự chú ý đến quy định trên của IMO. “Việc siết chặt tiêu chuẩn đối với nhiên liệu vận hành tàu không chỉ làm phát sinh chi phí cao mà còn ảnh hưởng đến chất lượng máy móc của phương tiện (do nhiên liệu hàm lượng lưu huỳnh càng thấp, độ bào mòn máy móc càng cao).

“Các chủ tàu nếu không cập nhật và định hướng, tìm giải pháp kịp thời, đội tàu biển của DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hành hải, ảnh hưởng lớn đến doanh thu và năng suất khai thác đội tàu”, ông Sơn nói.

Tại hội thảo, đại diện Tập đoàn công nghệ Wartsila đã giới thiệu các giải pháp mới có thể áp dụng để cải thiện chất lượng của tàu biển, đặc biệt là hệ thống xử lý khí thải SOx.

“Giải pháp hàng đầu đang được nhiều quốc gia quan tâm là sử dụng nhiên liệu tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho tàu biển. Nhiên liệu này ngày càng trở nên phổ biến trong ngành hàng hải. Việc sử dụng LNG làm nhiên liệu tàu sẽ làm giảm lượng khí thải lưu huỳnh oxit (SOx) - được tạo ra khi sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao. Tiếp đó, do hàm lượng carbon của LNG thấp hơn so với nhiên liệu truyền thống của tàu. Việc sử dụng nhiên liệu LNG kết hợp với hệ thống lọc khí SOx sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do tàu biển gây ra”, đại diện này thông tin.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.