• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Tăng cường máy khoan chuyên dụng, đẩy tiến độ khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt

Giao thông 24h

Tăng cường máy khoan chuyên dụng, đẩy tiến độ khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt

18/04/2024, 22:12

Ngày 18/4, ghi nhận của PV Báo Giao thông, Ban QLDA 85 (Bộ GTVT) tăng cường máy khoan chuyên dụng, các mũi thi công của nhà thầu Sông Đà 10, đẩy tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió.

Theo Ban QLDA 85, trước tình trạng địa chất yếu phát sinh tái sạt lở hầm Bãi Gió (hầm số 23, lý trình Km 1230+991 - Km 1231+385 đường sắt Bắc - Nam, qua xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa), các đơn vị chức năng Bộ GTVT, Cục Đường sắt, nhà thầu, tư vấn giám sát họp bàn, thống nhất loạt giải pháp mới để xử lý triệt để sạt lở, thông hầm sớm nhất.

Theo đó, sẽ tiến hành phun bê tông cứng hóa phần sụt cả trên và cả dưới. Bên dưới hầm phun bê tông để chống chuyển vị. Trên vỏ hầm do đất đá rời rạc sẽ bơm vữa xi măng để cấu kết lớp đất trên vỏ hầm, sau đó khoan neo tạo ô.

Tăng cường máy khoan chuyên dụng, đẩy tiến độ khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt- Ảnh 1.

Máy khoan chuyên dụng nhập từ Thủy Điển được đưa vào xử lý sự cố hầm đường sắt qua Đèo Cả.

"Giải pháp mới có khác biệt so với trước là phải dùng thiết bị chuyên dụng để cắm neo vào lớp đất đá phía sau vỏ hầm. Vì vậy, chủ đầu tư huy động Công ty CP Sông Đà 10, huy động máy khoan chuyên dụng để khoan", đại diện Ban QLDA 85 cho biết.

Cũng theo Ban QLDA 85, hiện nhà thầu đã bố trí ba mũi với hơn 100 cán bộ, kỹ sư, công nhân. Mũi phía nam hầm là mũi chủ đạo để khoan neo, phun bê tông, dựng khung vì thép. Mũi phía bắc dựng các khung chống kết cấu vỏ hầm. Mũi trên đỉnh từ đỉnh xuống vị trí sụt sâu 23m, để sau đó bơm bê tông.

Tăng cường máy khoan chuyên dụng, đẩy tiến độ khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt- Ảnh 2.

Máy khoan là trợ thủ đắc lực cho công nhân tăng tốc xử lý sự cố hầm.

Tăng cường máy khoan chuyên dụng, đẩy tiến độ khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt- Ảnh 3.

Những mũi khoan đầu tiên được thi công tại hầm đường sắt qua Đèo Cả.

Kỹ sư Nguyễn Văn Quảng, Chỉ huy mũi thi công phía nam hầm (Công ty CP Sông Đà 10) cho biết, điều kiện hố sụt chưa lường trước được những bất lợi tiềm ẩn, trong đó có đá tảng lăn, bùn đất xen kẹp, dễ gây hiện tượng kẹt cần khoan.

"Dù khó khăn đến mấy, nhưng Sông Đà 10 vẫn quyết tâm vượt khó trong mọi điều kiện để góp phần thông hầm trong thời gian sớm nhất", anh Quảng khẳng định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.