• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tai nạn tăng có phải do nâng tốc độ?

12/01/2017, 07:28

Nhiều chuyên gia và các cơ quan chức năng khẳng định, kéo giảm tốc độ lưu thông, đi ngược với xu thế phát triển.

7

Đường Cách Mạng Tháng 8 (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) hạn chế tốc độ xe tải, xe ben dưới 40km/h khiến các điểm giao cắtbị ùn ứ - Ảnh: Xuân Huy

Sau gần 1 năm thực hiện Thông tư 91 cho phép tăng tốc độ thêm 10 km/h, một số địa phương cho rằng đây là nguyên nhân khiến TNGT gia tăng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và các cơ quan chức năng khẳng định, điều này là thiếu căn cứ, kéo giảm tốc độ lưu thông, đi ngược với xu thế phát triển.

Địa phương đề xuất giảm tốc độ vì TNGT tăng

Là 1 trong 9 tỉnh có số người chết vì TNGT tăng trên 10% trong năm 2016, ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang cho biết, năm qua, TNGT đường bộ của tỉnh này tăng đột biến về số người chết. Nguyên nhân là do QL1 đi qua Tiền Giang có lưu lượng lớn, hạ tầng giao thông tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại các điểm đen tiềm ẩn nguy cơ TNGT chưa được xử lý. Thống kê cho thấy, đây cũng là đoạn có số vụ TNGT cao nhất so với các tuyến đường khác trong tỉnh với trên 20% vi phạm về làn đường, phần đường và 7,28% chạy quá tốc độ.

“Trước vấn đề này, ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban ATGT tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo Sở GTVT, Ban ATGT tỉnh tham mưu để UBND tỉnh đề xuất Bộ GTVT giảm tốc độ lưu thông trên QL1, đoạn qua tỉnh Tiền Giang từ 90km/h xuống 70km/h để giảm TNGT”, ông Bon nói.

Tại Đà Nẵng, tuyến đường Cách mạng Tháng 8 (quận Cẩm Lệ) vài năm trở lại đây trở thành điểm nóng về ATGT khi liên tục xảy ra TNGT gây chết người liên quan xe tải ben, xe container... Vì vậy, tháng 3/2016, sau 3 vụ TNGT liên tiếp xảy ra liên quan đến xe ben làm nhiều người chết, Đà Nẵng cắm biển hạn chế tốc độ tối đa đối với loại xe này là 40km/h. Ghi nhận của PV, lưu lượng xe ben hoạt động quá lớn trong khi tốc độ bị giảm khiến các ngã tư, nhất là thời điểm đèn đỏ bị dồn ứ xe, các phương tiện khác rất khó sang đường.

Trao đổi với PV, chủ một DN vận tải xe ben trên địa bàn quận Cẩm Lệ lo ngại việc giảm tốc độ kéo dài sẽ ảnh hưởng tiến độ san lấp mặt bằng các dự án. “Đà Nẵng đã cải tạo lại các nút giao thông trên tuyến, lắp camera phạt nguội nên dỡ bỏ biển hạn chế tốc độ, đồng thời nâng cao hơn nữa ý thức của người dân khi tham gia giao thông, đặc biệt là giới tài xế xe tải”, chủ DN này nói.

Tại Hà Tĩnh, Trung tá Bùi Đức Thuận, Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh cho biết: Thông tư số 91 được thực thi từ 1/3/2016 đã phần nào tăng năng lực lưu thông hàng hóa trên các tuyến đường, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đã được nâng cấp nhưng chưa đồng bộ. Vì thế, nếu tăng tốc độ đồng loạt trên các tuyến đường là chưa thực sự phù hợp. “Quan điểm của Phòng CSGT Hà Tĩnh là nên xem xét lại quy định về tốc độ các tuyến đường trong Thông tư 91. Có thể, giới hạn theo cấp đường, đặc điểm từng tuyến. Mục tiêu, làm sao vừa đảm bảo người dân đi lại an toàn, vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH”, Trung tá Thuận cho hay.

Nguyên nhân tốc độ chỉ chiếm chưa tới 10%

Trái ngược với các ý kiến của một số địa phương cho rằng, TNGT tăng do tốc độ, báo cáo tổng kết công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trên 71,6% các vụ TNGT xảy ra do ý thức của người tham gia giao thông. Trong đó, hành vi đi không đúng phần đường, làn đường, chiếm tới 25,32%; chuyển hướng không đảm bảo an toàn, chiếm 8,91%; sử dụng rượu, bia, chiếm 3,5%; chạy quá tốc độ quy định chiếm 9,35%.

Thông tư 91 của Bộ GTVT quy định: Từ 1/3/2016, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi (có dải phân cách giữa) và đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên; 50km/h đối với đường hai chiều (không có dải phân cách giữa) và đường một chiều có một làn xe cơ giới. Quy định trước đó là 40-50km/h tùy loại phương tiện. Ngoài khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông được điều chỉnh tùy từng loại. Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ xe buýt); Ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn có thể được chạy với tốc độ tối đa 90km/h (đường đôi có dải phân cách giữa; Đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên) và 80km/h (đường hai chiều không có dải phân cách giữa; Đường một chiều có một làn xe cơ giới). Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ xe buýt); Ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn có thể được chạy tối đa 80km/h (đường đôi có dải phân cách giữa; Đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên) và 70km/h (đường hai chiều không có dải phân cách giữa; Đường một chiều có một làn xe cơ giới).

Bình luận về đề xuất giảm tốc độ xe lưu thông của một số địa phương trên, nhiều người cho rằng, không nên cứ TNGT tăng là đổ lỗi cho tốc độ. Anh Nguyễn Văn Hòa, lái xe container chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai bày tỏ: “Phải xác định rõ nguyên nhân của TNGT từ đâu, chứ đổ cho tốc độ là không đúng. Thường tôi thấy TNGT xảy ra do ý thức người đi đường kém, qua đường bất chấp đèn tín hiệu, chạy ngược chiều, lấn làn”. Cũng theo anh Hòa, tăng tốc độ tối đa là hợp lý để tăng lưu thông, tiết kiệm thời gian, chi phí vận tải.

Ông Trần Ngọc Sơn, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Lào Cai cho biết, không nên đề xuất giảm tốc độ mà còn phải tăng tốc độ hơn nữa. Đơn cử trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai, so với trước, phương tiện hiện đại hơn, chất lượng đường được cải thiện và ý thức người tham gia giao thông cũng được nâng cao hơn thì tốc độ cho phép cũng nên điều chỉnh tăng. “Dù mỗi ngày có tới 4,5 - 5 nghìn lượt phương tiện, nhưng theo thống kê, năm 2016, chỉ có duy nhất 1 vụ TNGT gây chết người xảy ra trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa bàn tỉnh”, ông Sơn phân tích.

Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Hải Phòng cho rằng, việc đầu tư hạ tầng giao thông hiện đại là để tạo điều kiện cho các loại phương tiện tăng tốc độ, rút ngắn thời gian đi lại. Kéo giảm tốc độ là đi ngược với xu hướng phát triển của đất nước. “Nguyên nhân gây TNGT không chỉ do tốc độ, mà do nhiều yếu tố khác. Không thể lấy lý do TNGT tăng để rồi kéo giảm tốc độ xe lưu thông trên đường”, ông Tiến nêu quan điểm.

Trước ý kiến lo ngại việc tăng tốc độ có thể khiến TNGT gia tăng, trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, việc điều chỉnh tăng tốc độ hoàn toàn theo thiết kế đường và không gây gia tăng TNGT. Sau khi điều chỉnh tốc độ, Bộ GTVT đã tăng cường các biện pháp quản lý bằng thiết bị công nghệ, hệ thống camera giám sát và phạt nguội vi phạm. “Tổng cục Đường bộ VN đã cập nhật các vụ TNGT, nhất là trên đường cao tốc, nguyên nhân chủ yếu do lái xe xử lý các tình huống không đúng chứ, không phải do chạy quá tốc độ”, ông Huyện nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.