• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Sổ tay an toàn giao thông khu vực trường học giúp trẻ đến trường an toàn

Giao thông 24h

Sổ tay an toàn giao thông khu vực trường học giúp trẻ đến trường an toàn

06/10/2023, 13:56

Ngày 6/10, tại Hà Nội, Bộ GTVT phối hợp với Quỹ AIP tổ chức Hội thảo về giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Sổ tay An toàn giao thông khu vực trường học.

Sổ tay an toàn giao thông khu vực trường học giúp trẻ đến trường an toàn - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Công Bằng, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho biết, hiện nay, trung bình tại Việt Nam, hơn 17 triệu trẻ em mỗi ngày phải di chuyển từ 2 đến 4 lần từ nhà đến trường và ngược lại.

TNGT gây ra 50% ca tử vong đối với thanh, thiếu niên

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Công Bằng, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho biết, hiện nay, trung bình tại Việt Nam, hơn 17 triệu trẻ em mỗi ngày phải di chuyển từ 2 đến 4 lần từ nhà đến trường và ngược lại. Có rất nhiều trẻ em đi bộ tới trường ở những cung đường không có vỉa hè, trong đó nhiều tuyến đường có các làn xe hỗn hợp. Điều đáng báo động là tốc độ giao thông xung quanh trường học thường xuyên vượt quá giới hạn tốc độ an toàn được quốc tế khuyến nghị đối với khu vực trường học, tiềm ẩn nguy cơ lớn về TNGT.

Thống kê của Uỷ ban ATGT Quốc gia từ năm 2016 - 2020, số vụ TNGT liên quan đến người dưới 18 tuổi chiếm 6,75% tổng số vụ TNGT đường bộ nhưng đến năm 2021, tỷ lệ này đã tăng lên 10,63%.

TNGT đường bộ còn là nguyên nhân gây tử vong và thương tích nghiêm trọng cho trẻ em từ 0-19 tuổi đứng thứ 2 trong số các nguyên nhân, chỉ đứng sau tai nạn đuối nước. TNGT đường bộ cũng gây ra 50% ca tử vong của thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 15-19.

Để góp phần giảm thiểu TNGT đối với trẻ em, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, trong đó có Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hướng tới mục tiêu người tham gia giao thông có kỹ năng, ý thức chấp hành pháp luật TTATGT, hình thành văn hoá giao thông an toàn, đề ra các giải pháp hoàn thiện chương trình, tài liệu giảng dạy, đưa nội dung, kỹ năng tham gia giao thông an toàn vào chương trình chính khoá, các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh, sinh viên; tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình và xã hội trong công tác giáo dục ATGT của học sinh.

Sổ tay an toàn giao thông khu vực trường học giúp trẻ đến trường an toàn - Ảnh 2.

Quang cảnh hội thảo.

Đồng thời, chiến lược cũng giao các địa phương chủ trì nâng cao điều kiện an toàn, kết cấu hạ tầng giao thông xung quanh khu vực trường học, trên các tuyến đường từ nhà đến trường hoặc từ trường về nhà cho học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu "100% khu vực cổng trường học nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông".

"Để chung tay bảo vệ cuộc sống của các thế hệ học sinh Việt Nam trên hành trình đến trường, năm 2021, Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (AIP), với sự hỗ trợ của Bộ GTVT và Trường Đại học GTVT, đã xây dựng cuốn tài liệu Sổ tay an toàn giao thông khu vực trường học", ông Bằng nói và cho biết: Từ tháng 8/2023, cuốn sổ tay đã được Bộ GTVT gửi các địa phương làm tài liệu tham khảo khi triển khai các công trình, dự án, giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường bộ đi qua khu vực trường học trên toàn quốc.

Sổ tay an toàn giao thông khu vực trường học giúp trẻ đến trường an toàn - Ảnh 3.

TS Nguyễn Xuân Trình, Khoa Công trình, Trường Đại học GTVT, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết phân tích Sổ tay an toàn giao thông khu vực trường học tại hội thảo.

Cải tạo hạ tầng giao thông xây dựng khu vực trường học an toàn

Tại hội thảo, TS Nguyễn Xuân Trình, Khoa Công trình, Trường Đại học GTVT, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, khu vực trường học thường là nơi tập trung số lượng lớn học sinh, phụ huynh, phương tiện tham gia giao thông có sự gia tăng cục bộ vào hai thời điểm đến và rời trường.

Theo nghiên cứu có 5 yếu tố rủi ro chính gây TNGT cho học sinh khi tham gia giao thông đường bộ gồm: Tốc độ phương tiện; Sử dụng chung làn đường giữa phương tiện cơ giới và phương tiện thô sơ; Tầm nhìn; Kỹ thuật phương tiện giao thông và Nhận thức, kỹ năng tham gia giao thông.

Đại diện các địa phương và chuyên gia tham gia phát biểu tại hội thảo.

Nhấn mạnh sự cần thiết của khu vực trường học an toàn, ông Trình cho biết có 12 yêu cầu tối thiểu về cơ sở giao thông hạ tầng để hình thành khu vực trường học an toàn. Bao gồm: Biển báo khu vực trường học; Biển báo hạn chế tốc độ; Vạch sơn (vạch đi bộ qua đường, vạch giảm tốc, vạch dạng chữ trên đường và các vạch khác có liên quan); Cầu bộ hành; Vỉa hè và bề rộng vỉa hè; Dải phân cách; Đảo chờ qua đường; Đèn tín hiệu giao thông; Làn xe đạp và xe thô sơ; Hệ thống chiếu sáng; Khu vực đưa đón và Bến xe buýt.

Tham gia thảo luận, đại diện nhiều địa phương đề xuất cần xem xét, nghiên cứu sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về biển báo giao thông, quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đưa vào quy định riêng về biển báo, hạ tầng giao thông khu vực trường học, làm cơ sở cho các địa phương áp dụng.

Về đề xuất này, bà Kiều Thị Diễm, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ GTVT cho biết, sẽ tiếp thu trong quá trình xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, như Quy chuẩn 41 về biển báo giao thông hay Thông tư 50 về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hướng tới xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ khu vực trường học an toàn hơn.

"Sổ tay an toàn giao thông khu vực trường học chính là cơ sở để thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trường học; dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ; dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo công trình giao thông mà tuyến đường đi qua khu vực trường học; đánh giá khu vực trường học an toàn nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh và những người tham gia giao thông khác", ông Trình nhấn mạnh.

Nêu thực trạng sử dụng vỉa hè, làn đường hiện nay tại Việt Nam, ông Lê Văn Thanh, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ GTVT cho biết, 100% các trường được khảo sát có kết nối trực tiếp với đường trục chính đô thị, đường quốc lộ thiếu hạ tầng đảm bảo lưu thông an toàn cho học sinh.

Sổ tay an toàn giao thông khu vực trường học giúp trẻ đến trường an toàn - Ảnh 6.

Ông Hà Anh Thái, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai.

Từ đó, ông nhấn mạnh, một trong những giải pháp quan trọng cần thực hiện để đảm bảo an toàn giao thông khu vực trường học đó là cải tạo điều kiện an toàn kết cấu hạ tầng khu vực cổng trường.

Là địa phương đầu tiên thí điểm thực hiện dự án Giảm tốc độ - Trường học an toàn, đến nay, tại 4 trường học áp dụng mô hình Khu vực trường học an toàn tại TP Pleiku (Gia Lai) tình hình giao thông qua khu vực trường học được ổn định, không xảy ra ùn tắc giao thông; vi phạm tốc độ qua trường học có đặt biển báo hạn chế tốc độ; va chạm giao thông trong khu vực các trường dự án giảm mạnh.

Ông Hà Anh Thái, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai cho biết, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đặt mục tiêu 100% khu vực trường học nằm trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông; thiết lập tốc độ giới hạn 30km/h, 40km/h phù hợp cấp hạng đường đối với khu vực cổng trường học trên địa bàn TP Pleiku, lồng ghép cải tạo khu vực trường học trong các dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng được giới thiệu về Ứng dụng Kết nối thanh thiếu niên (gọi tắt là ứng dụng YEA) do Chương trình Đánh giá Đường bộ Quốc tế (iRAP) cùng với Quỹ AIP phát triển với sự hỗ trợ của tổ chức Fondation Botnar và Anditi.

Hiện ứng dụng này thuộc hợp phần của dự án "Tuổi trẻ và những cung đường biết nói - Ai&Me" được phát triển với mục đích: Trao quyền cho thanh thiếu niên để có những con đường đến trường an toàn hơn.

Thông qua ứng dụng YEA, học sinh được trao quyền lên tiếng vì đường phố an toàn hơn trong trường học và khu vực lân cận trường học. Sau đó, chính quyền địa phương có thể tham khảo, áp dụng Sổ tay An toàn giao thông khu vực trường học để tăng cường đảm bảo an toàn giao thông cho những khu vực này.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.