• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Sang đường theo thói quen, người đi bộ chê cầu tiền tỷ

24/03/2016, 09:01

Hàng chục cầu vượt cho người đi bộ trị giá hàng tỷ đồng được xây và… để đó.

4
Cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Hoàng Quốc Việt chỉ cách vài chục mét nhưng nhiều người chọn giải pháp băng qua đường cho nhanh mặc dù biết như vậy là nguy hiểm - Ảnh: Tạ Tôn

Thực tế, tại nhiều cổng trường ĐH lớn tại Thủ đô Hà Nội như: Kinh tế Quốc dân, Công đoàn, Thủy lợi, Học viện Ngân hàng… hoặc những nơi đông dân cư hay trước cổng bệnh viện, khá nhiều cầu vượt cho người đi bộ được xây dựng. Số tiền bỏ ra không phải là nhỏ. Cầu rẻ cũng cả tỷ đồng, đắt hơn cũng vài ba tỷ. Song cầu xây cứ xây, còn người đi bộ cứ mặc sức “vượt rào” qua đường.

Có mặt tại chân cầu vượt trước cổng Học viện Ngân hàng và Đại học Kinh tế Quốc dân, PV ghi nhận rất nhiều sinh viên băng qua dải phân cách để sang đường, trong khi cây cầu vượt chỉ cách đó chưa tới 20m. Em Lưu Hải Yến, sinh viên Học viện Ngân hàng chia sẻ: “Hàng ngày em đều phải sang đường để đến trường, em thấy đi qua đường tiện hơn, nhanh hơn so với lên cầu thang bộ. Dù biết là nguy hiểm, nhưng đi nhiều nên... quen rồi chị ạ!”.

Đoạn gần Học viện An ninh cũng vậy, dù cầu vượt ngay cạnh nhưng người đi bộ vẫn không đi lên cầu, mà nghênh ngang dưới lòng đường trong khi các phương tiện lưu thông đông đúc...

Sang đường bừa bãi tưởng chừng chỉ là một hành động rất nhỏ, vô hại, nhưng nó lại là nguyên nhân của nhiều vụ TNGT thương tâm, làm cản trở người tham gia giao thông. Việc người dân không mặn mà với cầu vượt, hầm đi bộ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, phần lớn là do ý thức của người dân chưa cao. Nhiều người chỉ muốn đáp ứng nhu cầu đi lại nhanh chóng, tiện lợi của mình mà gây cản trở và nguy hiểm cho bản thân và người khác. Mặt khác, sự hiểu biết của người dân về quy định xử phạt với hành vi đi bộ sai quy định còn mù mờ, mức phạt chưa đủ sức răn đe nên vi phạm vẫn còn phổ biến.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.