• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Rà soát, xóa lối đi tự mở qua đường sắt tại Khánh Hoà

17/08/2023, 20:32

Ngành chức năng tăng cường giải pháp nhằm thu hẹp, giảm tiến tới xóa bỏ lối đi tự mở giao cắt với đường sắt qua địa bàn tỉnh Khánh Hoà.

Nhiều vi phạm hạ tầng đường sắt

Ngày 17/8, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục CSGT, Ban ATGT tỉnh Khánh Hoà, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã kiểm tra hiện trường các vị trí giao cắt, đường ngang giao đường sắt, các lối đi tự mở, vị trí vi phạm hạ tầng đường sắt ở huyện Cam Lâm, TP Nha Trang và TX Ninh Hoà.

Theo Ban ATGT tỉnh Khánh Hoà, tuyến đường sắt Hà Nội-TP.HCM đi qua tỉnh Khánh Hòa dài 149,1km. Hiện, có 231 giao cắt. Trong đó, có 31 đường ngang có gác; 50 đường ngang cảnh báo tự động, có cần chắn tự động; 1 đường ngang cảnh báo từ động; 6 đường ngang biển báo.

Trên tuyến còn có 143 lối đi tự mở, 1.236 vị trí vi phạm hành lang, 280 vị trí vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

Đường ngang tại Km 1319+550 (xã Vĩnh Thạnh, TP Nha Trang) là “điểm đen” giao thông đã xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người.

Thời gian qua đã có 3 lối đi tự mở bị xóa bỏ, rào thu hẹp 91/91 lối, xây dựng 254m đường gom và hàng rào ngăn cách đường sắt và đường bộ.

Công ty CP Đường sắt Phú Khánh cho rằng, vị trí đường ngang, lối đi tự mở có địa hình khó khăn nên việc xây dựng các đường ngang hợp pháp, đủ tiêu chuẩn về kỹ thuật rất khó. Để xoá bỏ các điểm này phải thi công đường để thu gom về các đường ngang hợp pháp đã hiện hữu. Một số vị trí khó khăn phải làm đường đi dưới cầu đường sắt nhưng đảm bảo theo quy định.

“Việc thành lập các đường ngang khó vì tiêu chuẩn kỹ thuật không đảm bảo, thủ tục về đất đai rất phức tạp. Chưa nói, việc đặt công trình trong đất dành cho đường sắt thì vi phạm hành lang, còn đưa ra ngoài thì quỹ đất của địa phương khó bố trí, nếu được phải làm quy trình giải phóng mặt bằng để tạo khoảng đất dành để làm đường rất mất thời gian”, đại diện Công ty CP Đường sắt Phú Khánh nói.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa quan tâm chỉ đạo các địa phương, cơ quan chức năng tổ chức cảnh giới tại lối đi tự mở, cắm đầy đủ biển cảnh báo, thu hẹp các lối đi tự mở rộng dưới 3m, phát quang tầm nhìn.

Hạn chế tốc độ phương tiện khi qua, chỉ cho phép xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2,5 tấn qua lại.

Khi chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp ngoài phạm vi bảo vệ công trình và hành lang đường sắt.

Về vấn đề này, đại diện Cục CSGT cho rằng, cơ quan liên quan cần tìm kiếm nguồn kinh phí để xoá lối mở, CSGT tỉnh cần tăng cường phối hợp Ban ATGT tỉnh kiểm tra hệ thống biển báo, lối mở phát sinh, góp phần xây dựng phương án giảm thiểu tai nạn đường sắt.

Khẩn trương cắm mốc lộ giới mới

Liên quan đến công tác đảm bảo ATGT đường sắt trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Dần, Giám đốc Sở GTVT Khánh Hoà cho rằng, trong thời gian qua, Ban ATGT tỉnh, chính quyền địa phương có tuyến đường sắt đi qua đã thường xuyên chỉ đạo, tuyên truyền, triển khai nhiều giải pháp để thu hẹp, giảm và tiến tới xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn.

“Việc tồn tại nhiều lối mở, vi phạm hạ tầng đường sắt tại địa phương hiện nay là thách thức rất lớn. Tình hình quản lý hành lang đường sắt rất phức tạp, địa phương ý thức được trách nhiệm nặng nề, Ban ATGT đã tham mưu cho tỉnh, làm việc với các địa phương, nhưng tình hình vi phạm hành lang, ATGT trên tuyến vẫn chưa chuyển biến nhiều”, ông Dần thừa nhận.

Đường dân sinh dưới cầu đường sắt tại xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang.

Cũng theo ông Dần, việc giao cho địa phương quản lý hành lang đường sắt nhưng chưa có mốc lộ giới mới nên rất khó quản lý. Đối với những lối đi tự mở tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT rất cao, thời gian tới Khánh Hoà tiếp tục rà soát lại toàn bộ thực trạng vi phạm về ATGT đường sắt.

“Ngành đường sắt cần khẩn trương cắm mốc mới hành lang đường sắt để địa phương dễ quản lý. Trên tuyến đường sắt, cần tăng cường hệ thống hàng rào, hộ lan. Các địa phương cần tăng cường giữ gìn hành lang mốc lộ giới cũ không cho vi phạm thêm, xử lý những vấn đề mới phát sinh gây mất ATGT đường sắt”, ông Dần kiến nghị.

Làm việc với các bên liên quan, ông Dương Hồng Anh, Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho rằng, vấn đề cắm mốc giới, UBND cấp huyện cần phối hợp với đơn vị đường sắt trên địa bàn tham mưu trình UBND tỉnh. Ngành đường sắt phối hợp với địa phương thực hiện cắm mốc giới sau khi đã phê duyệt. Từ đây đến hết năm, Khánh Hoà cần kiềm chế TNGT đường sắt.

Cục Đường sắt Việt Nam sẽ thống kê lại lối mở, còn Khánh Hoà cần làm một lúc nhiều nhiệm vụ ATGT song song với nhau. Địa phương, đơn vị đường sắt, các bên liên quan tiến hành trình tự, phương án xoá lối mở.

Hai lối mở ngang đường sắt tại xã Ninh Ích, TX Ninh Hoà.

Ban ATGT địa phương phối hợp các đơn vị đường sắt rà soát lại những vị trí vi phạm hạ tầng đường sắt để tham mưu cho tỉnh giải quyết. Việc tồn tại nhiều lối mở là một khó khăn rất lớn đối với địa phương. Vì vậy, tránh để tình trạng phát sinh thêm, bởi khi đó người đứng đầu chính quyền phải chịu trách nhiệm.

Cũng theo ông Dương Hồng Anh, xây dựng đường gom cần theo chủ trương cho phép xây dựng công trình xã hội thiết yếu đối với đường sắt. Việc xây dựng không quá trông chờ vào mốc mới mà chỉ cần trong mốc cũ có thể xây dựng. Trong công tác tuyên truyền, để người dân không vi phạm, người làm công tác tuyên tuyền phải nắm vững những quy định của pháp luật liên quan đến ATGT đường sắt.

“Tỉnh Khánh Hoà cần hết sức cố gắng, Cục Đường sắt Việt Nam, đơn vị đường sắt trên địa bàn sẽ đồng hành với địa phương để thực hiện tốt chủ trương theo Quyết định 358 của Chính phủ đến năm 2025 sẽ xoá bỏ hết lối mở trên đường sắt qua địa bàn Khánh Hoà đảm bảo ATGT cho người dân địa phương”, ông Hồng Anh nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.