• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Quảng Ngãi: Ứng dụng công nghệ chống gian lận trong sát hạch lái xe

09/10/2024, 16:41

Sở GTVT Quảng Ngãi ứng dụng thiết bị xác minh di động và đầu đọc căn cước công dân gắn chíp để giám sát công tác thi cử và sát hạch lái xe nhằm chống gian lận.

Công nghệ giúp chống gian lận trong thi lý thuyết và sát hạch

Tại Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe tỉnh Quảng Ngãi, trong đợt sát hạch đầu tháng 10 vừa qua, công tác giám sát hoạt động thi lý thuyết và sát hạch cho các học viên học lái xe tại đây có sự thay đổi khi công tác nhận diện thí sinh không thuần túy như trước mà thay vào đó cán bộ Sở GTVT Quảng Ngãi sử dụng căn cước công dân (CCCD) của thí sinh để nhận diện người dự thi.

Quảng Ngãi: Ứng dụng công nghệ chống gian lận trong sát hạch lái xe- Ảnh 1.

Kỳ thi sát hạch lái xe diễn ra vào ngày 4/10 vừa qua, lần đầu tiên Quảng Ngãi ứng dụng công nghệ trong giám sát hoạt động sát hạch lái xe.

Ghi nhận cho thấy, trước khi thí sinh vào phòng dự thi, cán bộ làm nhiệm vụ sẽ đối chiếu giữa hồ sơ thí sinh nộp và CCCD gắn chíp. Quá trình xác thực căn cước công dân gắn chíp của học viên kết hợp nhận diện sinh trắc học khuôn mặt, nhận diện định danh người dự sát hạch giúp cho việc nhận diện định danh thí sinh một cách chính xác.

Công tác nhận diện được kết nối qua hệ thống máy tính, nên sau khi đối chiếu thông tin của thí sinh trên CCCD với hồ sơ dự thi, nếu có bất thường máy tính sẽ "báo lỗi" qua đó giúp cán bộ trong hội đồng sát hạch kịp thời xử lý.

Đối với các học viên cũng không mất quá nhiều thời gian và rắc rối khi tham gia sát hạch, thi lý thuyết. Anh Nguyễn Tấn Tài, một học viên lái xe cho biết bản thân anh đồng ý với việc ứng dụng công nghệ này trong đào tạo sát hạch lái xe.

"Học lái xe là để nắm rõ quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông và lái xe an toàn. Tuy vậy, lâu nay trên đường thường xuyên xảy ra tai nạn, trong đó có nguyên nhân do tài xế sử dụng GPLX giả hoặc học không đến nơi đến chốn. Thậm chí, là gian lận trong thi lý thuyết, sát hạch để lấy được GPLX…

Việc này sẽ rất nguy hiểm khi điều khiển phương tiện trên đường. Do đó, tôi đồng tình ủng hộ triển khai việc giám sát này nhằm giúp người học lái xe được sát hạch một cách chặt chẽ để an toàn khi tham gia giao thông", anh Tài chia sẻ.

Kết thúc đợt sát hạch thí điểm ứng dụng "Thiết bị giám sát thi cử, sát hạch lái xe" đầu tiên được triển khai, cả 65 thí sinh tham gia sát hạch lái xe trong đợt thi này được nhận diện qua ứng dụng phần mềm xác thực CCCD gắn chíp kết hợp nhận diện sinh trắc học khuôn mặt thành công với Bộ Công an.

Quảng Ngãi: Ứng dụng công nghệ chống gian lận trong sát hạch lái xe- Ảnh 2.

Thí sinh tham gia sát hạch được kiểm tra, xác minh di động và đầu đọc căn cước công dân gắn chíp để tránh gian lận.

Bà Nguyễn Thị Thuý Na, Trưởng phòng quản lý phương tiện và người lái – Sở GTVT Quảng Ngãi cho biết, việc thí điểm mô hình "Thiết bị giám sát thi cử, sát hạch lái xe" phục vụ các nghiệp vụ giám sát hoạt động thi lý thuyết, thi thực hành trong hình và thi đường trường đã giúp công tác nhận diện định danh người dự sát hạch, đảm bảo nhận diện định danh thí sinh chính xác.

"Việc sử dụng thiết bị giám sát thi cử mới này giúp Hội đồng sát hạch, tổ sát hạch sẽ kiểm tra chính xác thông tin của thí sinh tham gia dự thi. Từ đó, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân sự tham gia kiểm soát thí sinh, tránh được các trường hợp gian lận thi cử, thi hộ… Đồng thời, công tác tổ chức các kỳ thi, kiểm tra được hiệu quả, an toàn, minh bạch, khách quan", bà Na nhìn nhận.

Sẽ nhân rộng để đảm bảo lợi ích kép

Được biết, việc Sở GTVT Quảng Ngãi triển khai thí điểm mô hình "Thiết bị giám sát thi cử, sát hạch lái xe" nhằm tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp, tổ chức triển khai các mô hình điểm về chuyển đổi số để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 và Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ.

Giám đốc Sở GTVT Quảng Ngãi Nguyễn Phong cho biết, để triển khai có hiệu quả công tác đào tạo, sát hạch lái xe, nhất là nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động thi lý thuyết, sát hạch, sở phối hợp cùng Viettel Quảng Ngãi triển khai thí điểm mô hình "Thiết bị giám sát thi cử, sát hạch lái xe" tại Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe tỉnh Quảng Ngãi, để phục vụ cho công tác giám sát, nhận dạng thí sinh tham gia các kỳ sát hạch lái xe ô tô do đơn vị tổ chức.

"Việc triển khai mô hình nhằm tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp về chuyển đổi số, nhất là thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 và Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ngãi: Ứng dụng công nghệ chống gian lận trong sát hạch lái xe- Ảnh 3.

Sau 3 tháng thí điểm, Sở GTVT Quảng Ngãi sẽ nhân rộng việc ứng dụng công nghệ này trong hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, triển khai các giải pháp đồng bộ phát triển VNeID và Ứng dụng công dân số trên nguyên tắc thống nhất, liên thông dữ liệu hướng đến tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Từ đó góp phần quản lý nhà nước về trật tự xã hội tốt hơn", ông Phong nhấn mạnh.

Cũng theo ông Phong, quá trình triển khai thí điểm mô hình "Thiết bị giám sát thi cử, sát hạch lái xe" bước đầu cho thấy kết quả khá tốt và đơn vị sẽ tiếp tục thử nghiệm trong 3 tháng và đánh giá kết quả triển khai.

"Qua đánh giá sẽ có nhận định chính xác nhất nhằm khắc phục nhược điểm và nhân rộng mô hình", ông Phong cho hay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.