• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Phà, đò ngang có được tham gia ứng cứu bão lũ khẩn cấp?

05/11/2017, 10:25

Phà, phương tiện chở khách ngang sông trong danh sách tham gia ứng phó trường hợp khẩn cấp.

mot-tinh-huong-dien-tap-phoi-hop-bao-dam-an-ninh-t

Một buổi diễn tập ứng phó sự cố, cứu nạn trên đường thủy tại phía Bắc

Bộ GTVT đang lấy ý kiến rộng rãi góp ý dự thảo Thông tư quy định về công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai đối với hệ thống kết cấu hạ tầng, thiết bị, tài sản, phương tiện vận tải và con người trên đường thủy nội địa. Nội dung dự thảo quy định chi tiết cơ cấu, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Cục Đường thủy nội địa VN, của Sở GTVT, khu vực (Chi cục, Cảng vụ Đường thủy, Trường đào tạo nghề).

Theo đó, Ban chỉ huy của Cục chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ GTVT; tổ chức thường trực chống thiên tai. Chi cục đường thủy khu vực, Sở GTVT các địa phương có nhiệm vụ lập kế hoạch, dự toán kinh phí dự phòng cho công tác phòng, chống thiên tai; chủ động tổ chức thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cảng vụ đường thủy khu vực có trách nhiệm chủ trì phối hợp công tác phòng, chống thiên tai và cứu nạn giữa các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ

Đối với thuyền trưởng, người lái phương tiện thủy, dự thảo quy định: khi trên hành trình phải thực hiện nghiêm chế độ thông tin liên lạc, tiếp nhận các bản tin thời tiết; chấp hành nghiêm yêu cầu của Ban chỉ đạo các cấp về đưa phương tiện về nơi neo đậu tránh thiên tai hoặc thông báo để được trợ giúp. Khi hoàn cảnh điều kiện thực tế cho phép, phải chấp hành nghiêm yêu cầu tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn của cơ quan có thẩm quyền. Phương tiện khi neo đậu làm hàng trong cảng, bến phải tuân thủ nghiêm lệnh sơ tán phương tiện của Cảng vụ, đơn vị quản lý, khai thác cảng, bến.

Riêng đối với phà, phương tiện chở khách ngang sông (đò ngang), bên cạnh thực hiện nghiêm quy định chung về phòng ngừa thiên tai, còn được quy định "bố trí đầy đủ chức danh chuẩn bị phương án ứng phó thiên tai bảo đảm khi được điều động phương tiện và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp".

Dự thảo cũng quy định chế độ trực ban của các cơ quan, đơn vị trong những ngày có thiên tai, thảm họa hoặc xả lũ, lũ đột xuất là 24/24 giờ, tổ chức trực chia thành 2 ca/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ. Nếu dự thảo được thông qua, dự kiến sẽ được Bộ GTVT ký ban hành và có hiệu lực từ 1/3/2018.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.