• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Ông thợ may chi 400 triệu làm cầu xóa “ốc đảo”

11/12/2016, 08:10
image

Ông Ái đã dùng số tiền tích cóp cả đời cùng sự hỗ trợ của con cháu để xây một cây cầu bê tông...

53

Ông Vũ Văn Ái

Nhìn cảnh người dân trong xóm hàng ngày trầy trật dắt xe qua cây cầu gỗ chông chênh mục nát, ông Ái đã dùng số tiền tích cóp cả đời cùng sự hỗ trợ của con cháu để hiện thực hóa ước mơ có một cây cầu bê tông cho người dân nơi đây.

Tích cóp cả đời đổ vào… cầu

Một chiều đầu tháng 12, chỉ tay về phía cây cầu dài 24m, rộng 2,3m bắc qua kênh đại thủy nông nối xóm Trại với các xóm, thôn còn lại của xã Khởi Nghĩa, ông Phạm Văn Cánh, Chủ tịch UBND xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng phấn khởi nói: “Có cây cầu này, xóm Trại không còn thế “ốc đảo”.

Theo ông Cánh, xóm Trại thuộc xã Khởi Nghĩa vỏn vẹn có 46 hộ dân với khoảng 100 nhân khẩu, sống rải rác men trục kênh đại thủy nông của huyện Tiên Lãng. Trước đây, xóm này chỉ có một cây cầu gỗ do xã làm từ những năm 80 của thế kỷ trước. Cây cầu gỗ xập xệ, mục nát đến nỗi chỉ xe máy, xe đạp qua được mà khi qua cầu cũng phải dắt bộ, đi lần lượt từng xe một. Trong xóm nhà nào có người bệnh phải dùng cáng khiêng qua cầu gỗ rồi mới dùng xe chở đi điều trị. Những gia đình có việc hiếu hỷ thì rất khổ sở khi cả đoàn người phải chờ đợi, lần lượt đi qua cây cầu ọp ẹp ấy.

Ghi nhận việc làm của ông Vũ Văn Ái, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã tặng Giấy khen cho ông do có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua dân vận 5 năm (2009-2013).

“Người dân cũng nhiều lần kiến nghị lên xã nhưng do nguồn kinh phí của xã hạn chế, huyện chưa rót kinh phí hỗ trợ nên mãi không làm được cầu. Năm 2013, ông Vũ Văn Ái làm đơn đề nghị UBND xã xin được tự bỏ kinh phí làm một cây cầu bê tông bắc qua kênh đại thủy nông thay thế cho cây cầu gỗ cũ nát. Đây là việc chưa từng xảy ra ở địa phương, vì với người dân xóm nghèo này, 400 triệu đồng là số tiền quá lớn”, ông Cánh kể.

Đề nghị của ông Ái lập tức được xã báo cáo UBND huyện và được huyện đồng ý, khuyến khích, động viên và hứa sẽ vận dụng kinh phí để hỗ trợ thêm cho ông Ái làm cầu.

54

Cầu ông Ái giúp trẻ em đến trường thuận lợi

Cây cầu ông Ái

Sau khi được chính quyền xã, huyện đồng ý, ông Ái mời toàn thể người dân trong xóm Trại tới xin ý kiến làm cầu và được người dân nhiệt tình hưởng ứng. Ông Ái tính toán, số tiền để xây cây cầu bê tông dài 24m, rộng 2,3m bắc qua kênh đại thủy nông vượt quá 400 triệu đồng. Thấy vậy, người dân trong xóm đã xin đóng góp toàn bộ ngày công, để với số tiền 400 triệu đồng có thể xây cây cầu trong mơ.

Được sự đồng thuận đó, ông Ái mời một người bạn là kỹ sư xây dựng từng tham gia xây dựng nhiều cây cầu giúp ông thiết kế và giám sát. Theo bản thiết kế thì cầu chịu được tải trọng trên 5 tấn, bảo đảm độ cao an toàn, không ảnh hưởng tới kênh đại thủy nông Tiên Lãng.

Trong điều kiện thi công cây cầu qua dòng kênh thủy nông sâu tới vài mét, vị kỹ sư cầu đường bạn ông Ái nghĩ ra sáng kiến dùng những chiếc thùng phuy đục thủng hai đầu, hàn lại thành một đường ống. Chiếc ống này cắm thẳng xuống lòng kênh, sau đó bùn đất, nước trong ống được hút ra ngoài, bê tông cốt sắt đổ xuống thành cột trụ cầu. 5 trụ cầu được thiết kế để chịu tải cây cầu bắc qua gần 30m của kênh đại thủy nông.

Có chuyên gia kỹ thuật, nhân công thì không chỉ người xóm Trại mà người dân các xóm khác, thậm chí một số xã khác như Quyết Tiến, Tiên Tiến cũng tham gia góp sức làm cầu. Đầu tháng 1/2013, cây cầu chính thức được khởi công trong niềm vui sướng của người dân. Ông Ái kể lại: “Không khí ngày ấy vui lắm, người đổ bê tông, người chuyển cát, đá… Có những hôm trời tối, vài chục người vẫn thắp điện làm việc như một công trường thực thụ. Cuối tuần các con tôi về, chúng lại mua một con lợn mổ khao bà con, vui lắm”.

Sau gần ba tháng thi công, cây cầu đã hoàn thành trước niềm vui của hàng trăm hộ dân không chỉ của xóm Trại mà của cả các xóm, thôn khác hai bên cầu. Tại lễ khánh thành cầu, lãnh đạo UBND huyện Tiên Lãng đã vận dụng kinh phí địa phương hỗ trợ ông Ái 50 triệu đồng.

Xem thêm video:

Ông Ái tâm sự: “Có cầu mới, tôi vui lắm. Tôi làm nghề thợ may, vợ tôi trước khi mất làm giáo viên. Để nuôi 5 đứa con ăn học nên người, chúng tôi rất vất vả. Tới khi vợ tôi mất, lúc này các con tôi cũng trưởng thành, gửi tiền về cho tôi dưỡng già. Rồi tôi cũng tích cóp được ít tiền phòng khi đau yếu, tổng cộng 400 triệu đồng. Song, thấy người dân trong xóm qua lại cây cầu gỗ vất vả quá, nên tôi gọi các con về họp gia đình, đưa ra ý định dùng số tiền tích cóp dưỡng già để làm cây cầu bê tông cho dân đi. Ban đầu cũng có đứa phản đối, nhưng nghe tôi nói “làm đường cũng cho bố đi, các con đi và các cháu, chắt sau này đi”, các con đều vui vẻ đồng ý”.

Ông Cánh cho biết, khi cây cầu hoàn thành, xóm Trại tiếp tục vận động làm đường bê tông chạy khắp xóm. Việc làm của ông Ái cũng là tiền đề để người dân trong xã đóng góp ngày công, tiền của, hiến gần 1.000m2 đất thổ cư để mở rộng đường thôn, trên 10.000m2 đất canh tác để mở rộng đường nội đồng. Tới nay, cơ bản các con đường của xã Khởi Nghĩa đã được trải bê tông, góp phần quan trọng thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.