• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nỗi lo mất ATGT vì ghe, thuyền không số hoạt động trên sông Hàn

04/05/2023, 10:35
image

Mỗi ngày hàng chục lượt ca nô, ghe máy các loại hoạt động trên sông Hàn (TP Đà Nẵng), đoạn gần cửa biển nhưng không đảm bảo ATGT đường thủy.

Vắng bóng áo phao

8h sáng 4/5, một chiếc ghe máy chỉ dài hơn 2 mét có gắn theo động cơ như vỏ lãi, từ hướng cửa biển chạy vào sông Hàn, đoạn cầu cảng Trạm biên phòng sông Hàn.

Giữa con sông rộng mênh mông, chiếc ghe máy nhỏ bé đạp nước tung tóe, người đàn ông trên ghe cũng không có bất cứ biện pháp an toàn nào như áo phao hay phao cứu sinh.

Ca nô không số hoạt động tràn lan trên sông Hàn (Ảnh: Ngọc Vũ)

Một lúc sau, một tàu cá từ hướng cửa biển chạy vào sông Hàn. Qua khỏi đoạn kè đã chắn sóng dọc sông, tàu cá trực chỉ về hướng bờ ven đường Lê Văn Duyệt (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà). 3 người đi lại phía đuôi tàu, không ai mặc áo phao dù đây là đoạn nước sâu gần cửa biển.

Thuyền neo lại cách bờ hơn chục mét, những người trên thuyền xuống một tấm phao nhỏ tự chế cùng với một số bao tải, cả 3 người co cụm trên phao kéo dây nhích từng chút vào bờ, bất chấp nguy hiểm.

Hướng ra phía cửa biển, ca nô, ghe máy qua lại nhộn nhịp. Điểm chung của những phương tiện này là không có số hiệu, những người ngồi trên đó không ai mặc áo phao. Hiếm hoi lắm mới có một chiếc ca nô đặt vài chiếc phao cứu sinh trên boong.

Còn việc tiếp cận bờ của những người này đều bằng những tấm phao xốp được nối với dây thừng kéo về phía bờ.

Đáng lo ngại, sông Hàn rất rộng, nước sâu, đoạn cửa biển thường xuyên có gió. Việc người dân đi lại trên sông không trang bị các biện pháp an toàn dấy lên lo ngại mất ATGT đường thủy.

Khi được hỏi về việc không mặc áo phao khi lên tàu, một ngư dân tại đây nói gọn lỏn: “Dân đây ai cũng biết bơi, có gì mà sợ”.

Khó xử lý?

Theo Ban ATGT TP Đà Nẵng, ngay từ đầu năm đã tham mưu UBND thành phố ban hành kế hoạch đảm bảo trật tự ATGT năm 2023, trong đó có cả đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Trong đó, giao Sở GTVT TP Đà Nẵng phối hợp với Công an thành phố, Sở Du lịch, các ngành, địa phương liên quan tăng cường kiểm tra hoạt động của bến tàu du lịch, phương tiện thủy chở khách, người điều khiển phương tiện thủy nội địa trên các tuyến sông.

Loạt thuyền không số neo đậu trên sông Hàn

Đồng thời, giao lực lượng công an tăng cường các biện pháp kiểm tra, hướng dẫn bảo đảm ATGT trong hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa trên các tuyến sông. Tuyệt đối không để tàu thuyền không kiểm định, không cấp phép đưa ra hoạt động.

Tuy nhiên, trên thực tế ghi nhận của PV Báo Giao thông những ngày qua, việc các thuyền, ca nô không đăng ký, hoạt động chui diễn ra phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ TNGT đường thủy nghiêm trọng.

Ông Cao Đình Hải, Chủ tịch UBND phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà) cho biết, trên địa bàn phường có hơn 400 tàu cá các loại.

Tại khu vực chân cầu Thuận Phước có nhiều thuyền nhỏ, ca nô, ghe máy không đủ điều kiện hoạt động. Những thuyền nhỏ hiện nay thành phố không khuyến khích nhưng người dân mua ở đâu đó về đánh bắt thủy sản lại không đăng ký.

Việc tiếp cận bờ của ngư dân bằng những tấm bè xốp nhỏ vô cùng nguy hiểm

“Những loại thuyền như vậy thuộc diện xả bản (phá dỡ làm phế liệu) nhưng đời sống nhân dân như vậy, theo truyền thống, người già không ra khơi được nên đánh bắt gần bờ. Bây giờ cấm cũng rất khó. Nếu có cấm thì cũng phải lực lượng dưới nước chứ cán bộ phường không có cách nào xử lý cả”, ông Hải cho hay.

Theo Chủ tịch UBND phường Nại Hiên Đông, địa phương tuyên truyền rất nhiều, phát cho mỗi tàu cả chục chiếc phao cứu sinh, áo phao nhưng người dân không sử dụng.

“Phường chủ yếu tuyên truyền và phát áo phao chứ không có nhân lực cũng như điều kiện, cơ sở vật chất để xử lý phương tiện đường thủy vi phạm. Giao ban thủy hải sản hàng quý đều tuyên truyền cho bà con nhân dân việc mặc áo phao, đảm bảo ATGT đường thủy”, ông Hải cho biết thêm.

Trao đổi với Báo Giao thông, Trung tá Thái Văn Thắng, Đội trưởng đội CSGT đường thuỷ (Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng) cho biết, đơn vị cũng tuyên truyền là chủ yếu vì khó xử lý. Bởi đây là những tàu không đăng ký thì không có giấy tờ để tạm giữ, làm chế tài xử phạt. Còn tạm giữ phương tiện thì không có chỗ neo đậu, lỡ tàu chìm, cháy trong lúc tạm giữ thì rất khó xử lý.

Tàu cá, ca nô hoạt động trên vùng nước sâu nhộn nhịp nhưng vắng bóng áo phao, phao cứu sinh

Kéo phao để vào bờ

Hiếm hoi mới có chuyến tàu trang bị vòng phao cứu sinh trên boong

Chiếc ghe máy trên sông Hàn rộng lớn như "chiếc lá", người điều khiển không mang bất cứ dụng cụ an toàn giao thông đường thủy nào

Những chiếc tàu, ghe này đều không đăng ký nên không có số hiệu

Dù được tuyên truyền nhiều nhưng ngư dân vẫn không chấp hành việc mặc áo phao.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.