• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Những “cỗ quan tài” di động trên QL20

08/06/2015, 08:20

Máy cày tự chế còn được gọi là “cỗ quan tài” di động ngang nhiên lưu thông trên các QL lộ ở Đồng Nai.

61
Máy cày tự chế chở quá tải nghênh ngang lưu thông trên QL20

Xem quốc lộ như đường làng

Xe máy cày tự chế (hay còn gọi là công nông) trước đây chủ yếu hoạt động trên các đường liên thôn, liên xã phục vụ bà con nông dân trong việc vận chuyển hàng hóa nông sản trong ruộng, rẫy. Dù đã có quy định cấm lưu thông trên các tuyến quốc lộ, khu dân cư nhưng thời gian gần đây, loại xe này vẫn ngang nhiên lưu thông trên nhiều tuyến quốc lộ tại Đồng Nai, nhất là QL20 khiến nhiều người dân nơm nớp lo sợ.

Chiều 3/6, PV Báo Giao thông đã đi thực tế trên QL20 và chứng kiến nhiều máy cày tự chế “vô tư, nghênh ngang” trên đường cấm. Tại ngã ba QL20 và đường vào mỏ đá Sóc Lu (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ nhưng có hơn 10 xe máy cày tự chế chở các loại hàng nông sản, trái cây, vật liệu xây dựng… chạy rầm rập trên đường. Đáng nói hơn, những xe máy cày tự chế này thường kéo theo rơ-moóc phía sau và chất đầy hàng hóa, ì ạch bò trên đường do quá tải.

Vụ tai nạn mới nhất xảy ra vào chiều ngày 31/5, tại Km1828+700, QL1A (xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất), lật xe máy cày làm một người chết tại chỗ. Nạn nhân là anh Nguyễn Hùng Hiệp, (SN 1988, xã Hưng Lộc) điều khiển xe máy cày không biển số kéo theo rơ-moóc tự chế, khi vừa đổ dốc đèo Mẹ bồng con thì bất ngờ bánh sau xe máy cày bị bể. Do đang chạy với tốc độ cao và chở hàng cồng kềnh, chiếc xe mất thăng bằng, lật xuống đè lên người, anh Hiệp tử vong tại chỗ.

Cũng trên địa bàn huyện Thống Nhất trưa 11/5, trên tuyến đường liên xã thuộc xã Gia Kiệm, xe máy cày đang lưu thông đã tông vào xe máy của ông Nguyễn Văn Mong (44 tuổi, ngụ xã Quang Trung). Vụ tai nạn khiến ông Mong ngã xuống đường và bị máy cày cán qua người tử vong tại chỗ. Do lạc tay lái, chiếc máy cày cũng bị rớt xuống mương, tông vào bức tường rào nhà dân bên đường.

Cũng tại khu vực trước chợ Gia Kiệm (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) giữa dòng xe đông đúc, chúng tôi được diện kiến một “ngọn núi di động” khác trên đường. Đó là một xe máy cày chất đầy những bao hàng hóa nông sản cao đến gần 5 m, hai thanh niên ngồi vắt vẻo phía trên, khiến nhiều người đi đường phải rùng mình.

Theo quan sát của chúng tôi, chỉ cần chạy dọc QL20 đoạn qua các xã Quang Trung, Gia Tân, Gia Kiệm (huyện Thống Nhất)… người đi đường dễ dàng bắt gặp những xe máy cày tự chế vô tư vi vu trên đường. Tương tự trên tuyến QL1, đoạn qua thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc và vùng giáp ranh tỉnh Bình Thuận, tình trạng xe máy cày tự chế lưu thông trên quốc lộ cũng không hiếm gặp.

Ông Nguyễn Bôn, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Đồng Nai cho biết, theo quy định, xe máy cày tự chế chỉ được phép lưu thông trên các tuyến nhánh, không được phép lưu thông trên quốc lộ, đường đô thị do hệ số an toàn thấp. Nhiều người dân và các tài xế xe tải, xe khách chạy đường dài cho biết, họ đều lo ngại khi lưu thông cùng xe máy cày tự chế này. Các loại xe máy cày tự chế thường cua gấp, không có đèn báo chuyển hướng, khiến nhiều phương tiện khác bị bất ngờ, tầm nhìn bị che khuất bởi những xe này thường chất đầy hàng hóa cồng kềnh, rất dễ xảy ra tai nạn.

“Các xe máy cày còn “độ” thùng, cơi nới nên kết cấu giữa vô lăng và bánh lái của xe không đồng bộ, khi chạy với tốc độ cao tài xế không làm chủ được tốc độ, dễ gây tai nạn. Nếu gặp sự cố, tài xế chỉ biết bung vô lăng thoát thân hoặc lao xe xuống ruộng”, anh Nguyễn Hoàng, một tài xế từng lái xe máy cày cho hay.

62
Khi xe máy cày chạy tốc độ cao, tài xế không làm chủ được tốc độ dễ gây tai nạn

Siết chặt quản lý

Ngoài tiềm ẩn nguy cơ TNGT, xe máy cày tự chế lưu thông trên các tuyến quốc lộ cũng gây cản trở giao thông vì chở hàng hóa cồng kềnh. Ông Nguyễn Hữu Quang, Phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai 60-01S cho biết: “Xe máy cày tự chế nằm trong diện xe chuyên dùng chỉ được phép hoạt động trong phạm vi hẹp. Khi tiến hành đăng kiểm, lực lượng chức năng chỉ kiểm định đầu máy. Hiện nay, chưa có quy định kiểm định rơ-moóc của xe nên chủ xe thoải mái “độ” thùng. Điều này rất nguy hiểm khi xe chạy trên các tuyến quốc lộ, khu dân cư đô thị”.

Ông Quang cũng cho biết: Việc quản lý loại xe này vẫn còn bị buông lỏng ở một số huyện thuộc tỉnh Đồng Nai nói riêng và trên cả nước nói chung. Để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, các cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý đối với loại hình xe chuyên dùng này.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Hồ Việt Hòa, Phó trưởng phòng quản lý vận tải, phương tiện Sở GTVT Đồng Nai cho biết, đối với các xe máy cày, Sở vẫn cấp biển số xe, nhưng chỉ được phép lưu thông trong phạm vi đường không có biển cấm theo quy định. “Các xe cố tình lưu thông trên quốc lộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ sẽ bị lực lượng tuần tra, kiểm soát trên đường xử phạt”, ông Hòa thông tin.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.