Thứ trưởng Lê Đình Thọ cần phát huy và nhấn mạnh phong trào văn hóa giao thông đến sâu rộng quần chúng nhân dân. Ảnh: Xuân Huy |
Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSV) Bình Định cho biết: Theo thống kê, trên toàn tỉnh có 122 xã đăng ký xây dựng nông thôn mới (NTM). Dự kiến cuối năm 2017, sẽ có hơn 50 xã đạt chuẩn. Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã chi gần 90 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng, thiết chế văn hóa cấp xã, thôn tại các xã tiến hành xây dựng NTM. Đáng kể như việc gắn văn hóa với phong trào xây dựng NTM với nhiều mô hình thiết thức: hiến đất mở đường, nhà nước và nhân dân cùng làm...
Bên cạnh đó, các đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa- thể thao cơ sở; đề án truyền thông về phát triển phong trào đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các phong trào cụ thể: người tốt việc tốt, gia đình văn hóa, khu phố, thôn văn hóa...
Tuy nhiên, theo ông Thanh qua thực tiễn triển khai, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tồn tại một số bất cập như chồng chéo giữa các mô hình, văn bản chỉ đạo, "độ vênh" tiêu chí xây dựng, bình xét văn hóa giữa các quy định của Bộ NN&PTNT, Bộ VHTT&DL...
Ông Lương Đức Thắng, Phó chánh Văn phòng Thường trực BCĐ TƯ. Phong trào TDĐKXDĐSVH cho hay: Bất cập văn bản chỉ đạo được Chính phủ chỉ đạo xây dựng Nghị định về xét chọn văn hóa trên cơ sở các Thông tư hiện nay để tránh sự chồng chéo, đảm bảo tính pháp lý, tạo thuận lợi cho các địa phương, cơ sở thực hiện. Dự kiến đến quý II/2018, Nghị định này sẽ được thông qua và ban hành, áp dụng vào thực tiễn.
Mô hình tuyên truyền ATGT được nhân rộng ở Bình Định. Ảnh BBD |
Bình Định nhân rộng mô hình biểu diễn văn hóa truyền thống đến người dân, du khách |
Phát biểu tại buổi làm viêc việc, Thứ trưởng Lê Đình Thọ, Trưởng đoàn công tác đánh giá cao kết quả đạt được của Bình Định trong việc triển khai phong trào. Đây là nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của các ngành chức năng, người dân.
Theo Thứ trưởng Thọ cả nước có nhiều Ban chỉ đạo nhưng PTTDĐKXDĐSVN có ý nghĩa đặc biệt, quan trọng cần tiếp tục xây dựng, phát huy, lan tỏa trong đời sống, xã hội.
"Phát triển kinh tế không thể bỏ qua "cái gốc" văn hóa. Văn hóa là nền tảng cho sự phát triển bền vững, là nguồn lực cho xã hội, không thể thiếu trong đời sống kinh tế- xã hội, cần nâng tầm hoạt động và hiệu quả của phong trào", Thứ trưởng Thọ nhấn mạnh.
Ghi nhận các kiến nghị, đề xuất của địa phương về kiện toàn thiết chế hoạt động, thu hút đầu tư xã hội, tránh sự trồng chéo trong chỉ đạo, hoạt động... Thứ trưởng Lê Đình Thọ đề nghị tỉnh, ngành chức năng địa phương cần có các biện pháp gắn liền phong trào với các chỉ tiêu, kế hoạch, trách nhiệm cụ thể của các ngành chức năng; có sự phân bổ nguồn lực cụ thể...
Trưởng đoàn công tác lưu ý tỉnh đẩy mạnh mô hình văn hóa giao thông trong PTTDĐKXDĐSVH, thành các chỉ tiêu thi đua, kế hoạch cụ thể đến sâu rộng quần chúng nhân dân, các cơ quan đoàn thể, đơn vị trên địa bàn. Bộ GTVT, Ban ATGT xây dựng văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai đến các địa phương, cơ sở. Ngoài tiêu chí chung, tính đến các tiêu chí mở rộng...
Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) Hoàng Thế Tùng cho hay: Những tháng đầu năm 2017, Bình Định đạt kết quả tích cực trong công tác đảm bảo trật tự ATGT, tình hình TNGT giảm cả ba tiêu chí.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận