• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

“Nhạc trưởng” an toàn ga đường sắt

05/02/2019, 10:11

Ngày cuối năm rét đậm, chúng tôi đến ga Giáp Bát đúng lúc các nhân viên chạy tàu hối hả cho kịp hoàn thành công việc cuối ngày.

Trực ban chạy tàu Phan Duy Cương trong một ca trực

Trong phòng trực ban chạy tàu, nhân viên trực ban kế hoạch tay trái không rời ống nghe điện thoại, tay phải không rời cái bút. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, anh giải thích, kể cả không có cuộc gọi đến, anh cũng phải gọi đi để nhận, báo kế hoạch tàu cho các bộ phận liên quan thực hiện tác nghiệp, xong lại ghi luôn sổ nhật ký.

Ngay cạnh là một trực ban máy cũng hai tay hai bộ đàm trao đổi thông tin với gác ghi hai đầu Nam, Bắc; mắt thì dán vào màn hình vi tính thể hiện các ký hiệu toa xe, đầu máy đang dồn dịch ở đâu, cần vào đường nào để nhấn nút chuyển ghi, khai thông đường.

Trong khi đó, nhân viên trực ban đường khi thì ra các đường dồn dịch để đôn đốc nhân viên dồn, quan sát an toàn, khi lại ra đường 1, đường 2 để đón tàu thông qua.

Trước đó, chúng tôi đến ga Nam Định ghi hình tác nghiệp của một nhân viên trực ban chạy tàu ga đúng lúc trời mưa tầm tã. Chỉ còn khoảng 15 phút nữa chuyến tàu Thống Nhất SE5 vào ga đón khách. Chỉ trong mười mấy phút ngắn ngủi trước khi tàu đến, anh Phan Duy Cương (trực ban chạy tàu ga đang lên ban hôm đó) hết nhận điện thoại, ghi sổ trực ban, gọi điện báo tàu cho chắn đường ngang, lại ghi sổ, rồi chạy ra ke ga ngóng tàu, chạy vào tác nghiệp trong phòng trực ban chạy tàu, lại chạy ra… phải vài lần như thế cho đến khi “yên vị” đội mưa làm tín hiệu an toàn đón tàu vào ga. Tàu dừng, hành khách lên, xuống tàu xong, đến giờ tàu khởi hành, anh lại ra ke ga làm tín hiệu an toàn tiễn tàu đi. Anh chia sẻ: “Trực ban chạy tàu ga là đầu mối các công việc trong ga sao cho được nhịp nhàng và quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến tàu đi, đến và công tác dồn dịch toa xe trong nhà ga”.

Anh Cương nói về tính chất phức tạp của nghề trực ban chạy tàu một cách nhẹ nhàng, đơn giản thế. Nhưng tôi nhớ một trưởng ga đã từng tâm sự: “Lâu nay, nói đến an toàn là mọi người thường để ý nghề tuần đường, gác chắn. Nhưng thực ra, trực ban chạy tàu ga quan trọng lắm. Họ là nhạc trưởng đấy, thiếu họ hay họ sơ sẩy một chút thôi là cả dàn nhạc chơi lộn xộn ngay”.

Một ban sản xuất kéo dài 12 tiếng, ngày cũng như đêm, mưa cũng như nắng, các tác nghiệp ấy lặp đi, lặp lại với hàng chục chuyến tàu. Ngày thường đã đành, còn ngày Tết tăng tàu, tăng chuyến, biểu đồ chạy tàu quen thuộc hàng ngày thay đổi, nhưng những trực ban chạy tàu ga vẫn tập trung, căng sức cho những chuyến tàu qua ga an toàn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.