• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nguyên nhân và giải pháp nâng cao ATGT ở TP.HCM

24/12/2015, 09:14

TP.HCM vẫn là nơi có số vụ TNGT cao nhất nước (gần 9% tổng số vụ trên toàn quốc).

tngt
Loại tín hiệu đèn giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết từ xa.

TNGT ở TP HCM có chiều hướng giảm nhẹ trên cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương). Tuy nhiên, TP HCM vẫn là nơi có số vụ TNGT cao nhất nước (gần 9% tổng số vụ trên toàn quốc).

Mức độ đô thị hóa nhanh kèm theo sự bùng nổ phương tiện cá nhân đặc biệt là xe mô tô, xe máy, trong khi hệ thống phương tiện giao thông công cộng (GTCC) chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên. Do vậy, việc nâng cao ATGT cho TP HCM là một thách thức to lớn và lâu dài.

73% TNGT ở nhóm phương tiện mô tô

Trong dự án nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức, nhóm tác giả đã tập trung thu thập dữ liệu, phân tích chuyên sâu đặc điểm TNGT ở TP HCM, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu.

Số liệu thống kê TNGT từ Phòng CSGT TP HCM trong ba năm (2009 - 2011) được sử dụng để phân tích xác định đặc điểm TNGT và từ đó ứng dụng mô hình hồi quy logistic nhị thức xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các vụ TNGT.

Dựa vào đó, chọn ra ba hành vi điển hình gây mất ATGT nhất để phân tích sâu về khía cạnh tâm lý, hành vi của người tham gia giao thông dựa trên lý thuyết hành vi có tính chủ đích và số liệu phỏng vấn 300 người tham gia giao thông. Sau khi xác định được các yếu tố ảnh hưởng, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp kỹ thuật, giáo dục - tuyên truyền, cưỡng chế.

Thời gian xảy ra TNGT ở TP HCM chủ yếu từ 14h đến 4h hôm sau. Thanh niên ở độ tuổi 19 - 30 là đối tượng chủ yếu gây tai nạn (43%). Trong đó, đối tượng độ tuổi 19 - 24 chiếm tỷ lệ cao nhất (24%). Nam giới là đối tượng tham gia giao thông và gây tai nạn chủ yếu ở thành phố (86%).Mô tô, xe tải, xe con, bộ hành, xe khách và xe đầu kéo là nhóm đối tượng thường gây ra tai nạn.

Trong đó, mô tô chiếm tỷ lệ lớn nhất (73%), kế đến là xe tải (12%), xe con chiếm tỷ lệ 4,2%, sau cùng là người đi bộ (3,2%). Lưu thông sai làn đường, vượt đèn đỏ, vượt tốc độ là những nguyên nhân chủ yếu gây ra TNGT. Kết quả phân tích mô hình hồi quy logistic nhị thức cho thấy, tai nạn xảy ra vào giờ thấp điểm (20h hôm trước - 4h hôm sau) ở khu vực nội thành và khu vực mới phát triển; Ngoài phạm vi nút giao; Xảy ra giữa mô tô và mô tô; Không đội MBH và chạy quá tốc độ cho phép.

Kết quả phân tích thông qua mô hình tâm lý có chủ đích cũng chỉ ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến những hành vi chạy quá tốc độ, đi sai làn, phần đường, vượt đèn đỏ gồm: Chất lượng mặt đường xấu; đỗ xe trái phép dưới lòng, lề đường; Vấn đề nắng nóng tại các nút giao và việc quá tự tin vào khả năng cầm lái của người điều khiển phương tiện giao thông.

Đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao ATGT

Theo đó, các nhóm giải pháp giáo dục, tuyên truyền, giải pháp kỹ thuật, giải pháp cưỡng chế… Cụ thể, tăng cường giáo dục ở trường học các cấp và cả đối tượng sinh viên. Thực hiện các chương trình giáo dục ý thức chấp hành Luật GTĐB ở các hộ gia đình, khu dân phố, các cơ quan, công ty…

Về nhóm giải pháp kỹ thuật, giảm mật độ xe trên đường bằng cách xây mới, mở rộng đường, bố trí giải phân cách giữa các làn xe; Xây dựng hệ thống ITS để hỗ trợ kiểm soát các dòng xe, cung cấp thông tin giao thông trực tuyến; Phát triển các hệ thống, dịch vụ GTCC để thu hút người sử dụng xe máy.

Nâng cấp chất lượng mặt đường thông qua kiểm tra, bảo dưỡng duy tu thường xuyên, định kỳ; Áp dụng quy trình quản lý chất lượng mặt đường và quản lý giao thông; Hình thành các tổ kiểm tra khắc phục sự cố, phát hiện vật cản trên đường nhanh chóng (có thể bố trí hotline). Quy hoạch, xây dựng bãi để xe bên đường; tái quy hoạch và thiết kế các nhà chờ xe buýt đảm bảo an toàn…

Về nhóm giải pháp cưỡng chế, nâng mức phạt tiền và tạm giữ xe, thực hiện nghiêm minh xử phạt để tạo sự răn đe, phá bỏ thói quen nguy hiểm. Mở rộng lắp đặt các hệ thống camera theo dõi, xử phạt vi phạm giao thông. Ứng dụng CNTT, ITS để quản lý giám sát giao thông, xử phạt và thanh toán xử phạt…

Tóm tắt Tham luận của ThS. Trần Quang Vượng và TS. Vũ Anh Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức thuộc Trường ĐH Việt Đức trình bày tại Hội thảo quốc tế “Tương lai Vùng đô thịTP Hồ Chí Minh”. Hội thảo được tài trợ bởi Cơ quanTrao đổi Hàn lâm Đức - DAAD.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.