• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Nguy hiểm chạy xe “rùa bò” trên đường cao tốc

28/12/2016, 13:05
image

Lưu thông trên đường cao tốc, nhiều lái xe chưa có kỹ năng xử lý tình huống đảm bảo ATGT.

6

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ảnh: Tạ Tôn

Vẫn coi cao tốc như đường làng

Ngày 15/12, tôi cùng đồng nghiệp có dịp đi công tác tại tỉnh Hà Nam, anh bạn đang “mát ga” ở tốc độ 100 km/h trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thì đột ngột xuất hiện chiếc xe tải 3 tấn “dò dẫm” phía trước. Tá hỏa giảm tốc, đồng thời nháy đèn xin vượt nhưng dường như chiếc xe không có phản ứng và tiếp tục “bò” ở làn đường trong cùng bên trái sát dải phân cách giữa. Thường phải đi công tác các tỉnh, đây không phải lần đầu tiên chúng tôi gặp tình huống này. Khá nguy hiểm, nhưng không hiểu sao rất nhiều lái xe có hành vi tham gia giao thông khó hiểu này.

Một lần khác, trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cho phép lưu thông tốc độ tối đa 120km/h như phía trước xe chúng tôi là chiếc xe 4 chỗ, chỉ lưu thông với vận tốc 70 km/h. Chúng tôi xin vượt, nháy pha thậm chí báo còi, lái xe vẫn “thản nhiên” giữ nguyên tốc độ ở làn trong cùng phía trước. Vẫn biết tốc độ tối thiểu ở cao tốc là 60km/h, tuy nhiên đường có nhiều làn xe, không hiểu sao xe này đi chậm mà cứ muốn “cố thủ” ở làn đường trong cùng, ảnh hưởng đến những xe muốn đi nhanh hơn.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Thắng, quản trị diễn đàn OtoFun cho biết, thực tế, vẫn có nhiều xe chạy tốc độ “rùa bò”, thậm chí cứ nhè làn trái đi mà không bị phạt hoặc nhắc nhở dù gây cản trở giao thông.

Xem thêm video:

Cần lắm những kỹ năng

Đến nay, hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam có tổng chiều dài trên 700km. Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy thành hai chiều riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ đảm bảo giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra vào ở những điểm nhất định.

Theo ông Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, do phương tiện di chuyển với tốc độ cao nên người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc phải tuyệt đối tuân thủ các quy định chung trong Luật GTĐB và các quy định đặc thù có liên quan tới đường cao tốc như tốc độ, giữ khoảng cách, sử dụng làn dừng khẩn cấp...

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình vừa yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ VN tăng cường tuyên truyền quy định pháp luật ATGT, hướng dẫn quy tắc và kỹ năng tham gia giao thông trên đường cao tốc trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tăng cường nội dung dạy kỹ năng lái xe trên đường cao tốc trong chương trình đào tạo sát hạch cấp GPLX cơ giới đường bộ.

Theo Luật GTĐB hiện nay, người và các phương tiện bị cấm lưu thông trên đường cao tốc bao gồm: Xe đạp, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy, xe công nông, máy kéo, xe chuyên dùng có tốc độ thiết kế < 70km/h. Quy định là vậy, nhưng thực tế không phải người tham gia giao thông nào cũng chấp hành.

Để giao thông trên đường cao tốc an toàn hơn, ông Minh khuyến cáo: Người tham gia giao thông phải nắm rõ các quy định pháp luật, tìm hiểu hệ thống biển báo liên quan tới cao tốc, được trang bị đầy đủ các kỹ năng lái xe trên cao tốc, có khả năng phát hiện và xử lý sự cố, đảm bảo tình trạng sức khỏe, có thông tin về thời tiết và môi trường...

Cũng theo ông Minh, lái xe cần kiểm tra tình trạng kỹ thuật xe, đặc biệt là phanh, lốp xe trước mỗi chuyến đi xa... Thực tế, nổ lốp xe khi đang đi tốc độ cao gây mất lái là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn do kỹ thuật xe trên đường cao tốc.

Lỗi thường gặp đối với một số lái xe trên đường cao tốc hiện nay là đi sai làn đường và điều khiển xe ở tốc độ không phù hợp.

Một điều quan trọng khác, người lái xe trên cao tốc phải chú ý giữ khoảng cách an toàn. Người điều khiển phương tiện cần hình thành kỹ năng giữ khoảng cách 2 giây với xe phía trước trong điều kiện bình thường, (3 giây trong điều kiện giao thông phức tạp hơn). Khi trời mưa, đường ướt thì khoảng cách với xe phía trước cần phải ở khoảng 4 - 6 giây. Ngoài ra, phải thường xuyên quan sát các gương, nếu phát hiện xe sau đi quá sát thì cần có giải pháp phù hợp để thoát ra khỏi tình huống nguy hiểm đó, ví dụ như quan sát/xi nhan/chuyển làn để xe sau vượt lên...

“Bên cạnh đó, việc nhập hoặc ra khỏi đường cao tốc cũng hết sức quan trọng, xe khi nhập làn phải có tốc độ phù hợp, quan sát và về nguyên tắc phải nhường đường cho xe đi trên làn đường chính.  Không chuyển làn kiểu tạt đầu xe khác và cũng không chuyển nhiều làn một thời điểm - mỗi lần chuyển làn người lái đều cần thực hiện đúng quy định quan sát - xi nhan ra hiệu hợp lý và chỉ chuyển làn khi thấy an toàn”, ông Minh nói.

Trường hợp quên không rẽ tại nút giao, cần tiếp tục duy trì tốc độ hợp lý đi đến nút giao tiếp theo, tuyệt đối không lùi, quay vòng hoặc đi ngược chiều để quay lại. Không được lái xe trên làn dừng khẩn cấp, trừ khi gặp tình huống khẩn cấp (ví dụ, xe hỏng) hoặc được yêu cầu bởi các lực lượng chức năng có thẩm quyền (CSGT và lực lượng thực thi công vụ). Lái xe cũng không được dừng trên làn khẩn cấp để nghỉ hoặc đi vệ sinh cá nhân vì các nhu cầu này cần phải được thực hiện tại các trạm dừng nghỉ. Không tùy tiện dừng xe trên đường cao tốc. Luôn cẩn trọng và quan sát, khi thực hiện các thao tác khác: Chỉnh điều hòa, âm thanh... Không sử dụng đồ uống có cồn hoặc điện thoại khi điều khiển phương tiện cơ giới vì đây là hai hành vi bị cấm. Không lái xe nếu đã sử dụng các loại thuốc có tác dụng ức chế thần kinh. Ngoài ra, không nên lái xe vào khoảng từ nửa đêm tới 6h sáng hôm sau, bởi lẽ bản thân lái xe dễ bị buồn ngủ. Hãy luôn nhớ: “Lái xe khi mệt mỏi có thể giết chết bạn và những người khác”. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.