• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Ngồi, nằm trên ô tô buộc phải thắt dây an toàn

12/10/2024, 10:00

Quy định bắt buộc thắt dây an toàn đối với hành khách để giảm nguy cơ thương tích khi xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến xe khách. Tuy vậy, để hình thành thói quen cần cách làm phù hợp.

Giảm 50% nguy cơ tử vong khi tai nạn

Hiện nay, người đi ô tô 4 chỗ đều phải thắt dây an toàn. Trong khi đó, xe khách, xe giường nằm chở hàng chục người lại không có dây an toàn hoặc chủ xe không hề yêu cầu hành khách sử dụng. Vì thế, khi gặp sự cố va chạm mạnh, hành khách có nguy cơ bị xô ngã, va đập trên xe, thậm chí bị văng ra ngoài xe.

Ngồi, nằm trên ô tô buộc phải thắt dây an toàn- Ảnh 1.

Nếu quy định thắt dây an toàn khi ngồi/nằm trên ô tô được thực hiện nghiêm, có thể kéo giảm từ 50% số thương vong nghiêm trọng khi xảy ra va chạm giao thông liên quan tới ô tô.

Thực tế, nhiều vụ TNGT người ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn, hậu quả để lại rất thương tâm. Điển hình như ngày 11/9, trên đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Lắk xảy ra vụ lật xe khách khiến 4 người tử vong, trong đó có người văng ra ngoài, bị xe đè lên.

Theo ông Bùi Huynh Long, nguyên Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, thắt dây an toàn sẽ giảm 50% nguy cơ tử vong đối với người ngồi ghế trước, giảm 45% nguy cơ bị thương nghiêm trọng, giảm 75% nguy cơ tử vong và bị thương ở ghế sau nếu xảy ra tai nạn.

Ngược lại, người ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn, khi xe lưu thông gặp tai nạn, có nguy cơ bị văng khỏi xe cao gấp 30 lần và hơn 75% trường hợp bị văng khỏi xe có khả năng tử vong.

Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều bắt buộc người lái và hành khách phải thắt dây an toàn. Tỷ lệ thắt dây an toàn cũng khác nhau với từng quốc gia, dao động từ 27 - 98%. Đối với hành khách ngồi ghế sau, tỷ lệ thắt dây an toàn dao động rất lớn từ 3 - 98%, với tỷ lệ trung bình dưới 80%.

Tại Việt Nam, tỷ lệ thắt dây an toàn trên xe ô tô con chỉ đạt dưới 20%. Trên xe khách, xe chạy trong đô thị, tỷ lệ này còn thấp hơn.

Chưa hình thành thói quen

Tài xế Đặng Đình Cường (Công ty CP Thương mại - Du lịch và Vận chuyển khách Tình Nghĩa) cho biết, khách quốc tế rất chủ động trong việc thắt dây an toàn, nhưng du khách Việt vẫn chưa có thói quen này, họ lấy lý do "vướng víu, bất tiện, khó cử động".

Không chỉ trên xe khách, ngay cả ô tô cá nhân, việc thắt dây an toàn cũng chỉ mang tính chất đối phó.

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định: Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông. Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận chuyển hành khách phải có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng trang thiết bị an toàn trên xe.

Theo một chuyên gia giao thông, với quy định này, hành khách vẫn có thể không thắt dây an toàn ở những vị trí không có. Vì thế, cần quy định lái xe và mọi hành khách phải thắt dây an toàn.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền

Để quy định trên đi vào cuộc sống, dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô đang được Bộ GTVT lấy ý kiến có quy định tất cả các ghế/giường nằm trên xe ô tô phải trang bị dây đai an toàn.

Trong đó, ghế lái phải trang bị dây đai an toàn loại 3 điểm trở lên. Các ghế khác phải trang bị dây đai an toàn tối thiểu loại 2 điểm.

Như vậy, khi Quy chuẩn trên được ban hành, cùng với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, đồng nghĩa bắt buộc bất kỳ ai ngồi, nằm trên xe ô tô tham gia giao thông đều phải thắt dây an toàn.

PGS.TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương cho rằng, khi hoàn thiện quy định và được thực thi nghiêm túc, chắc chắn sẽ tránh được nhiều trường hợp bị thương tích nặng hoặc tử vong đáng tiếc sau va chạm, tai nạn.

Theo GS.TS Từ Sỹ Sùa, giảng viên cao cấp Trường Đại học GTVT Hà Nội, để quy định thắt dây an toàn đi vào đời sống, không chỉ quy định với ô tô mới tại Quy chuẩn, mà còn cần có quy định và lộ trình để các xe cũ chưa trang bị đầy đủ dây an toàn ở các vị trí ghế ngồi, giường nằm cũng phải lắp đặt bổ sung.

Trong khi đó, theo PGS.TS Phạm Việt Cường, muốn người dân hình thành thói quen thắt dây an toàn trên ô tô như đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, cần có lộ trình để tuyên truyền.

"Với xe kinh doanh vận tải, tuy có quy định lái xe phải nhắc nhở hành khách thắt dây an toàn, tuy nhiên họ rất khó kiểm soát hành khách có tuân thủ hay không. Do đó, việc thắt dây phụ thuộc vào ý thức của từng người, cần đẩy mạnh tuyên truyền với nhiều hình thức trực tiếp, gián tiếp và đặc biệt qua hình ảnh về những vụ TNGT. Đây là một quá trình dài hơi nhưng cần phải thực hiện", ông Cường nói.

Nên tăng chế tài xử phạt

Theo luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh thông Luật, hiện đã có chế tài xử phạt lái xe không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường từ 800.000 - 1.000.000 đồng; người được chở ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Theo luật sư, mức phạt hiện còn khá thấp, cần tăng nặng để tạo tính răn đe.

Trong khi đó, ông Bùi Huynh Long cũng nhấn mạnh cần bổ sung thêm hình phạt bổ sung đối với lỗi vi phạm này, đơn cử như trừ điểm bằng lái; tăng cường ứng dụng công nghệ trong phát hiện để xử lý hành vi vi phạm.

Hiện trên các xe kinh doanh vận tải đều đã lắp đặt camera giám sát khoang hành khách, lực lượng chức năng có thể sử dụng dữ liệu từ thiết bị này để làm căn cứ xử phạt khi kiểm tra, đặc biệt với hành khách đi xe.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.