• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Nghề trưởng tàu và nỗi lo đảm bảo an toàn

30/12/2015, 19:05

Con tàu “giật” lên, tiếng bánh sắt nghiến rít trên thanh ray và dừng lại đột ngột. “Chết rồi, khéo lại tai nạn rồi…"

13
Trưởng tàu Trần Xuân Hùng - Ảnh minh họa

Đã quá 1h đêm, sau khi kiểm tra một lượt các toa, nhắc nhở anh em chú ý, thực hiện nhiệm vụ cho tốt, người trưởng tàu già mới yên tâm đặt lưng xuống giường nghỉ ngơi. Cũng phải 2 - 3 tiếng nữa mới đến ga tiếp theo, lại có trưởng tàu an ninh trực. Vả lại, mấy chục năm theo nghề trưởng tàu khách tuyến Bắc - Nam, những tưởng đã quen, tàu là nhà, đặt lưng xuống là ngủ say không biết trời đâu đất đâu, vậy mà giấc ngủ vẫn chập chờn, thấp thỏm theo con tàu lắc lư trên đôi bánh sắt.

Bỗng con tàu “giật” lên, tiếng bánh sắt nghiến rít trên thanh ray và dừng lại đột ngột. “Chết rồi, khéo lại tai nạn rồi…”, người trưởng tàu bật dậy, vội vàng đi kiểm tra tình hình. Kinh nghiệm cho thấy, thường chỉ xảy ra tai nạn, sự cố, lái tàu mới hãm “độc” như thế. May quá, chỉ là phát hiện chướng ngại trên đường sắt nên lái tàu hãm kịp thời. “Nghề trưởng tàu nhiều cái bất ngờ xảy đến, mình phải đứng ra giải quyết, những khi hành khách ốm đau, nguy cấp, rồi có cả hành khách đột tử trên tàu. Nhưng lo nhất vẫn là tàu gặp tai nạn…”, người trưởng tàu già cho biết.

Khi ấy, vừa thương cho người xấu số, chỉ vì phút bất cẩn hay vượt ẩu qua đường tàu mà thiệt mạng, vừa phải làm nhiệm vụ như CSGT: Tìm kiếm thi thể nạn nhân, lập biên bản, báo các đơn vị liên quan… Người trưởng tàu già kể, ngày xưa, người dân hay đu bám, leo lên nóc tàu để trốn vé. Nhưng khi tàu qua cầu, hầm lại bị va vào các thanh ngang cầu hay nóc hầm nên tử nạn. Phát hiện ra, nhân viên nhà tàu phải lên lên nóc tàu, cõng tử thi xuống. Rồi đêm hôm, bị tai nạn, trưởng tàu phải cùng anh em soi đèn kiểm tra, tìm từng bộ phận, sắp xếp lại cho ngay ngắn. “Nếu vì sợ mà cứ để vậy cho bên công an sao đành, nghĩa tử là nghĩa tận mà. Nhiều vụ tai nạn thương tâm, phải trực tiếp giải quyết khiến chúng tôi ám ảnh. Có anh em trẻ bị ảnh hưởng tâm lý một thời gian dài, có người cứ nghe bị tai nạn là “trốn”, không dám ra tham gia giải quyết…”, vị trưởng tàu già chia sẻ.

Đó là chưa kể những vụ tai nạn mà nạn nhân là người tại địa phương hay bên lực lượng vũ trang; thế là nhà tàu bị “quây” lại, đòi “xử lý” lái tàu, trưởng tàu. Khi ấy, chỉ có trưởng tàu đứng ra giải quyết, vừa phải mềm dẻo để “hạ nhiệt” đám đông nhưng đồng thời phải rất lý lẽ, giải thích cái sai thuộc về người gặp nạn cho mọi người hiểu để lập biên bản, cho tàu tiếp tục hành trình. “Suốt hành trình ba mươi mấy tiếng lúc nào cũng thấp thỏm, chỉ khi tàu về đến ga cuối, dừng hẳn trên sân ga an toàn, mới thở phào nhẹ nhõm…”, người trưởng tàu già tâm sự. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.