• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Ngày gác, đêm bỏ, đường ngang thành bẫy

23/02/2016, 07:08

Nhiều đường ngang có cần chắn ở Hà Nội vô tình trở thành những cái bẫy đối với người đi đường.

11

Đường ngang Km28 + 800 tuyến đường sắt Thống Nhất, nơi xảy ra vụ TNGT do không có người gác chắn ban đêm

Gác chắn 22h là nghỉ

Ngày gác, đêm bỏ là thực trạng của gần chục đường ngang từ Văn Điển đến Thường Tín (Hà Nội) trên tuyến đường sắt Thống Nhất. Có mặt tại đây vào đêm 19/2, PV Báo Giao thông ghi nhận các đường ngang chỉ có cần chắn dựng lên, trong khi đó các chòi gác đều không có người gác. Tàu hỏa vẫn vô tư lao qua đường ngang. Chỉ duy nhất một đường ngang qua ngõ 54 đường Ngọc Hồi có một nhân viên gác chắn đang trực chốt.

Nhân viên gác chắn tên Nguyễn Hoàng Dũng cho biết, tại chòi chắn này có 4 nhân viên thay nhau gác từ 6h - 22h. Chòi gác do Công ty CP Công trình giao thông 2 thuộc Sở GTVT Hà Nội đảm trách. “Tôi gác ở đây đã gần 2 năm rồi và chưa để xảy ra một vụ va quệt nào. Nhiệm vụ của chúng tôi chỉ gác ban ngày, còn ban đêm thì không”, anh Dũng nói.

"Trước mắt nếu chưa bố trí người gác chắn thường trực liên tục suốt ngày đêm, thực hiện cảnh giới 24/24h được thì đề nghị các địa phương, cơ quan liên quan cho tháo dỡ cần chắn để tránh bẫy người đi đường”.

Ông Vũ Đình Rậu
Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Hà Nội

Tuy nhiên, một nguy cơ đang đe dọa các phương tiện tham gia giao thông tại đường ngang nói trên và cả các đường ngang khác dọc tuyến, đó là các đường ngang ra vào những khu vực đông dân cư, lượng phương tiện khá lớn cả xe máy và xe ô tô tải, nhưng chỉ được bố trí người gác từ khoảng 6h - 22h hàng ngày. Có những đường ngang chỉ có người gác đến 21h. Điều đặc biệt nguy hiểm, các đường ngang bố trí người cảnh giới của Sở GTVT Hà Nội đều có cần chắn thủ công. Khi có người gác, mỗi lần tàu đến, người gác sẽ ra kéo cần chắn để báo hiệu cho các phương tiện đường bộ biết và dừng lại. Nhưng khi đêm đến không có người gác, các cần chắn không hoạt động. Người đi qua đường ngang tưởng nhầm không có tàu đến nên vô tư băng qua đường ngang rất nguy hiểm.

Đáng lo hơn nữa, kết cấu hạ tầng các đường ngang nói trên cũng xuống cấp, bị che khuất tầm nhìn cả hai đầu đường như tại đường ngang Km 28+800, đường ngang qua ngõ 54 đường Ngọc Hồi bị thắt một đầu và che khuất tầm nhìn do nhà dân án ngữ.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Đình Rậu, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Hà Nội cho biết, các điểm đường ngang có người trực chốt của Sở GTVT Hà Nội đã phát huy hiệu quả ban ngày, nhưng ban đêm tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT do người đi đường tưởng phải kéo cần chắn mới có tàu; trong khi đó đêm không có người gác, cần chắn không được kéo xuống mỗi khi có tàu qua.

Không còn là nguy cơ

Thực tế những bất cập trên đã không còn là nguy cơ TNGT nữa, mà đã có không ít vụ TNGT xảy ra. Như vụ TNGT đường sắt cuối năm 2015, tại đường ngang do Sở GTVT Hà Nội quản lý trên tuyến đường sắt Bắc - Nam. Lúc 3h15’ sáng 24/12, tàu NA2 kéo 12 toa xe, nặng 455 tấn đến đường ngang Km 28+800 khu gian Phú Xuyên - Chợ Tía, thuộc xã Minh Cường, Thường Tín, Hà Nội đã đâm vào xe ô tô tải chở đá BKS 29C-354.30 vượt qua đường sắt.

Cú đâm mạnh khiến ô tô bị văng ra khỏi đường sắt cách mép ray 3m, lái xe ô tô bị thương. Đầu máy 719 bị đổ nghiêng 450 cách mép ray 700mm. Một phần đầu máy đè lên xe ô tô tải. Toa xe công vụ phát điện số 81325 (giáp máy) bị trật bánh 2 trục giáp máy, cách mép ray khoảng 400mm. Hậu quả, vụ tai nạn làm thiệt hại về tài sản đầu máy toa xe, cơ sở hạ tầng và gây chậm nhiều tàu. Chi phí khắc phục hậu quả rất lớn.

Ông Vũ Đình Rậu cho biết thêm, một trong những nguyên nhân gây tai nạn có liên quan đến việc cảnh giới đường ngang. Đây là chắn đường ngang do địa phương cảnh giới từ 5h-21h và có cần chắn. Tại thời điểm xảy ra tai nạn không có nhân viên cảnh giới và để cần chắn ở trạng thái mở. Việc này gây cho các phương tiện đường bộ hiểu lầm là được phép qua lại như khi có người gác.

Có mặt tại đường ngang này vào khoảng 21h30 đêm 19/2 vừa qua, PV ghi nhận nhiều xe tải chở đá vẫn băng qua đường ngang. Trong khi chòi gác đã không còn người gác, cần chắn vẫn mở. Anh Long, một người dân sống gần chòi gác này cho biết, chính cần chắn vẫn mở mỗi khi có tàu qua buổi đêm khiến mấy lần tôi và người đi đường cứ tưởng không có tàu. Tàu khách còn có thể nắm được giờ, chứ tàu hàng nhiều lúc không có giờ cố định nên tôi cũng lo lắm.

Để tránh các vụ việc tương tự, ông Rậu kiến nghị tại chắn đường ngang này và chắn đường ngang tương tự còn lại trên tuyến cần bố trí người gác chắn thường trực liên tục suốt ngày đêm, thực hiện cảnh giới liên tục 24/24h để đảm bảo an toàn. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.