• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Miền Trung bùng phát xe trá hình phá tuyến cố định

31/10/2016, 07:03

Trong khi hàng loạt loại xe núp bóng du lịch, hợp đồng trá hình, xe VIP 9 chỗ chưa có giải pháp xử lý...

9

Bến cóc khu vực Bệnh viện T.Ư Huế - Ảnh: Tấn Việt.

Trong khi hàng loạt loại xe núp bóng du lịch, hợp đồng trá hình, xe VIP 9 chỗ chưa có giải pháp xử lý triệt để, tại địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị… tiếp tục bùng phát loại xe ô tô 7 chỗ công nhiên đón trả khách, phá tuyến cố định, thách thức cơ quan chức năng.

Kỳ 1: Chạy chui, thu lợi khủng

Gần tuần lễ làm khách trên xe ô tô 7 chỗ chạy chui, vận tải hành khách như tuyến cố định ngược xuôi Tam Kỳ (Quảng Nam) - Đà Nẵng, Huế - Quảng Trị, Quảng Bình, PV Báo Giao thông phát hiện hàng loạt sai phạm của các nhà xe này…

Gọi đâu có đó

Chỉ cần nhấp chuột tìm kiếm trên Google, hàng loạt thông tin, quảng bá của các nhà xe 7 chỗ chạy tuyến Tam Kỳ - Đà Nẵng hiện lên như: Hoa Cúc, Đất Quảng, Bảo Quyên, Bảo Ngọc… Trong vai hành khách, PV gọi đến số 0510.35556… để đặt chỗ. Giọng phụ nữ trực “tổng đài” đon đả: “Xe chạy cả ngày, anh muốn đi giờ nào cứ nói địa điểm em cho xe đến đón tận nơi, trả khách đúng yêu cầu”.

Đúng 8h ngày 20/10, xe ô tô Fortuner 7 chỗ BKS 92A-066.42 (đề tên nhà xe Hoa Cúc) đón tại điểm hẹn. Lúc này, trên xe có một hành khách. Tài xế giới thiệu tên M. đánh xe về phía trung tâm TP Đà Nẵng đón thêm khách tại đường Hoàng Diệu và một số tuyến đường khác. Xe tiếp tục hướng thẳng QL1, đón thêm khách cuối tại đoạn QL1 qua thị trấn Vĩnh Điện (TX Điện Bàn, Quảng Nam). Tất cả 7 ghế đều kín khách, tài xế thẳng hướng vào TP Tam Kỳ.

"Vấn nạn xe dù khiến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách cạnh tranh không lành mạnh, gây mất TTATGT, đẩy nhà xe cố định vào cảnh “đói khách”, làm ăn thua lỗ, nhiều xe không đủ trang trải để chạy các phiên tuyến, gây thất thu cho Nhà nước. Ngày 20/10, bến xe Huế tiếp tục có văn bản kiến nghị Thanh tra Sở GTVT và Phòng CSGT, CSTT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế và Đội CSGT, CSTT Công an TP Huế kiểm tra xử lý nghiêm tình trạng xe dù này”.

Ông Phạm Xuân Sơn
Tổng giám đốc
Công ty CP Bến xe Huế

Vừa yên vị, hành khách ngả lưng trên ghế nệm, máy lạnh, tài xế kiêm nhân viên thu tiền với giá 80.000 đồng/người cho chặng Đà Nẵng – Tam Kỳ. Không có gì đáng nói nếu nhà xe này hoạt động đúng luật, vì mục đích đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhưng Hoa Cúc và hàng loạt nhà xe khác đang ngang nhiên chạy chui và lộ ra hàng loạt sai phạm trong kinh doanh vận tải khách bằng ô tô.

Tìm hiểu của PV, nhà xe Hoa Cúc thuộc Công ty TNHH MTV Mẹ Nghèo (trụ sở tại phường An Mỹ, Tam Kỳ). Nhà xe này tham gia HTX Vận tải & Kinh doanh tổng hợp TP Tam Kỳ và vận chuyển khách từ lâu. Nhưng thay vì chạy đúng luật, Hoa Cúc tổ chức nhận khách qua tổng đài và không hề yêu cầu khách cung cấp thông tin làm hợp đồng. Tài xế kiêm luôn công tác phụ xe, xếp hành lý và thu tiền trực tiếp tại mỗi điểm trả khách, không có bất kỳ biên lai, cuống vé…

Theo tài xế M., Hoa Cúc trước đây có 12 xe Innova, sau đổi 10 chiếc sang dòng Fortuner đời mới. Cứ thế, từ 5h hàng ngày, bốn chiếc xuất phát từ Tam Kỳ và hai chiếc từ Đà Nẵng nối đuôi nhau chạy quay vòng đến 18h. Riêng chiều Đà Nẵng – Tam Kỳ nhận khách đến 20h. “Mình trước đây đi nghĩa vụ quân sự. Ra quân rồi học lái xe và làm cho Hoa Cúc. Xe đời mới nên chạy 100km chỉ hết 8 lít dầu. Mỗi ngày mình chạy hai chuyến đôi với mức lương 8-9 triệu đồng/tháng”, tài xế M. nói.

Tính sơ bộ, mỗi đầu xe một ngày chạy hai chuyến đôi với trung bình 6 khách, thu khoảng 1,9 triệu. Với 12 đầu xe, nhà xe Hoa Cúc thu lợi khoảng 23 triệu/ngày, chưa trừ chi phí xăng dầu. Theo cánh tài xế, có ngày họ chạy đến cả bốn “vòng” ngược xuôi. Nhân lên loại xe này thu lợi là siêu khủng.

Bệnh viện thành "bến cóc"

Đầu giờ chiều, khu vực sân đỗ trước phòng cấp cứu Bệnh viện T.Ư Huế (TP Huế), xuất hiện nhiều xe ô tô 7, 9 chỗ tấp lại bất thường. Nhân viên nhà xe chăm chú nhìn khách bước ra từ bệnh viện và mời chào. Phút chốc, nhân viên xe ô tô BKS 74A-057.34 đón hai khách đưa lên hàng ghế giữa. Theo lời quảng cáo, PV điện thoại đến “tổng đài” đặt vé 0941.445.0… một người phụ nữ tên Nga (trú Khe Sanh, Quảng Trị) hồ hởi: “Xe từ Huế xuất phát khoảng 14h, nếu đi giờ khác, sẽ có người liên hệ. Chúng tôi đưa đón tận nơi ở Huế, Đông Hà và cả Lao Bảo”.

Theo tìm hiểu, các xe của bà Nga đều không có phù hiệu, không đăng ký tuyến cố định hay các hợp đồng du lịch theo quy định nhưng mỗi ngày, bà Nga nhận bắt khách từ Lao Bảo lúc 5h30 chạy ra Bệnh viện T.Ư Huế và ngược lại từ khoảng 14h.

Những tháng gần đây, Bệnh viện T.Ư Huế trở thành bãi đáp bến cóc cho các loại xe 7, 9 chỗ chạy dù nở rộ. Quan sát của PV, hàng loạt xe ô tô BKS 74A-004.59, 74A-048.17, 74A-013.87… công nhiên đứng chờ bắt khách tại bệnh viện hoặc khách đặt chỗ qua điện thoại. Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ, những chiếc xe 7 chỗ bắt đầy khách, lao ra các tuyến đường nội thị Huế trước khi chuyển bánh về phía Quảng Trị. So với giá vé tuyến cố định, vé loại xe chạy chui này đắt hơn khoảng 1,5-2 lần.

Ông Lê Viết Hoài, Giám đốc Xí nghiệp Bến xe phía Bắc TP Huế (Công ty CP bến xe Huế) cho biết: Đơn vị nhận hàng loạt kiến nghị, phản ánh của các nhà xe tuyến cố định Huế - Đông Hà đang hoạt động trên tuyến về vấn nạn này. Việc xử lý ngoài thẩm quyền của bến nên đơn vị kiến nghị cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, đến nay loại xe dù, chạy chui này vẫn nở rộ, phá tuyến cố định.

Mới đây, 9 nhà xe của HTX Ô tô Đông Hà phải “lãn công”, đình tài không cho xe tuyến cố định Đông Hà - Huế xuất bến để phản đối việc xe dù 7-9 chỗ nở rộ. “Xe dù tràn lan trên tuyến, chúng tôi đã rất nhiều lần kiến nghị, nhưng xe dù không giảm mà ngày càng bành trướng, giành hết “đất sống” khiến xe tuyến cố định kinh doanh thua lỗ, bế tắc, không đủ nộp tiền thuế Nhà nước, phí bến bãi”, ông Lê Công Thạnh, một trong 9 chủ xe bức xúc nói.

Lãnh đạo Công ty CP Ô tô số 1 Quảng Trị cũng vừa có Tờ trình gửi Sở GTVT Quảng Trị, Trung tâm Quản lý Bến xe khách tỉnh Quảng Trị và Công ty CP Bến xe Huế xem xét các biện pháp kịp thời để dẹp bỏ các xe hoạt động trá hình, tạo môi trường kinh doanh vận tải thuận lợi và công bằng trên tuyến cố định Đông Hà – Huế và ngược lại. Thống kê trên tuyến Quảng Bình, Quảng Trị - Huế hiện có đến hơn 30 đầu xe dù, chạy chui loại 7-9 chỗ thường xuyên hoạt động trá hình khách tuyến cố định, lại ngang nhiên ra vào nội đô TP Huế đón trả khách tại Bệnh viện T.Ư Huế… khiến hàng loạt chủ phương tiện tuyến cố định Đông Hà, TX Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), Lệ Thủy, Đồng Hới, Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình) than trời, lâm cảnh bế tắc. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.