• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Luồng cạn, tàu sông vẫn đua nhau quá tải

15/01/2015, 07:13

Tàu thuyền chở quá tải là "chuyện thường ngày" ở khắp các tuyến sông phía Bắc. Không những gây mất ATGT, đây còn là tác nhân làm thay đổi luồng chạy tàu, gây ùn tắc đường thủy.

Các tàu chở quá tải rất dễ gặp nạn tại các luồng cạn
Các tàu chở quá tải rất dễ gặp nạn tại các luồng cạn

Biết nguy hiểm vẫn chở quá tải

Do ảnh hưởng của khí hậu thủy văn, từ khoảng đầu tháng 11 hàng năm, mực nước trên tuyến sông Hồng, sông Lô… thường xuyên xuống thấp khiến độ sâu luồng chạy tàu giảm, có đoạn cạn đến nỗi phương tiện trọng tải lớn phải dừng chạy, chờ nước lên để vượt qua. 

Theo Đoạn Quản lý ĐTNĐ số 1, mỗi ngày trên tuyến sông Lô, sông Hồng có 300-400 phương tiện chở hàng dọc tuyến, đa số trọng tải trên dưới 500 tấn. Dù mùa này luồng tàu nông hơn nhưng hầu hết phương tiện vẫn giữ “thói quen” chở quá tải như mùa nước lớn. Dấu hiệu chở quá tải là vạch kẻ an toàn trên thân tàu bị chìm trong nước.   

"Do không kiểm soát được từ đầu xuất hàng nên các tàu chở cát, sỏi hầu hết đều quá tải. Trong khi khâu kiểm tra, xử lý vi phạm quá tải chưa đồng bộ khiến các chủ tàu nhờn luật”.

Ông Trần Sỹ Duy Trưởng phòng Pháp chế - 

Thanh tra, Cục Đường thủy nội địa VN

Quan sát của PV Báo Giao thông tại một số cảng, bến trên sông Lô như: An Hòa (Tuyên Quang), Đoan Hùng (Phú Thọ) hay cụm cảng Chèm, Khuyến Lương, Hồng Vân trên sông Hồng thuộc địa bàn Hà Nội…, hầu hết các phương tiện chở cát, sỏi, quặng sắt trước khi rời hay cập bến đều trong tình trạng quá tải. Còn trên luồng, chỉ cần đứng trên cầu Chương Dương, Long Biên quan sát dễ dàng nhận thấy hàng đoàn tàu có mực nước tràn cả lên nắp hầm hàng. Có cảm giác, nếu chạy ngược chiều, sóng lớn có thể gây ra chìm, đắm tàu bất cứ lúc nào.

Anh Bùi Đức Khái, thuyền viên trên tàu HT- 0003 chở cát trên sông Hồng chia sẻ: “Biết là chở quá tải nguy hiểm, nhưng anh xem có tàu nào không chở quá tải đâu. Mình chở đúng tải, giá cước lại đội lên, chẳng ai thuê. Mà chở quá tải hay không cũng như nhau, có bị giữ tàu đâu mà lo”. 

Trong khi đó, thuyền viên tàu PT- 0318 nói: “Chở quá tải nguy hiểm lắm, trên đường đi không nói trước được, nếu không thông thạo luồng dễ bị lao vào bãi cạn. Hàng tháng, chủ tàu phải hợp đồng với các công ty làm dịch vụ kéo cạn trên sông Hồng, nếu bị mắc cạn họ đưa tàu thuyền ra kéo”.

Lập chốt điều tiết

Một trong những nguyên nhân phương tiện không vượt được qua các đoạn luồng cạn là do chở quá tải. Bởi khi đó, phần thân tàu chìm sâu thêm 20-30 cm so với chở đúng tải. Cách đây khoảng 10 ngày, trên sông Hồng đoạn qua xã Cao Đại, Vĩnh Phúc, một chiếc tàu chở cát chở quá tải đã bị đắm do đi sai luồng và bị mắc cạn. 

“Tàu trọng tải lớn đi vào luồng cạn làm cho bùn cát hai bên bồi lở, lấp luồng và phá sự ổn định của luồng, phương tiện đi sau dễ mắc cạn. Nếu tàu dính cạn sẽ cố quay ngược, quay xuôi để thoát cạn, phá luồng mạnh hơn”, ông Cao Văn Định, Giám đốc Công ty CP Quản lý đường sông số 6 nói.

Để ngăn chặn tình trạng phá luồng, cách đây ít hôm, Cục Đường thủy nội địa VN phải lập chốt khống chế, hướng dẫn tàu thuyền qua lại tại ba khu vực luồng cạn nhất trên tuyến sông Hồng để hạn chế mắc cạn. Ông Đinh Công Hòa, PGĐ Đoạn Quản lý ĐTNĐ số 1 cho biết, đơn vị đã triển khai điều tiết tại một số vị trí trên sông Lô để ngăn ngừa tàu thuyền trọng tải lớn, quá tải cố tình vượt qua đoạn luồng cạn.

Huy Lộc  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.