• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Loạt giải pháp đột phá kéo giảm ùn tắc giao thông

12/08/2023, 05:30

Bộ GTVT phối hợp với UBND các địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, từng bước khắc phục ùn tắc giao thông.

Bộ GTVT vừa có công văn gửi đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội trả lời kiến nghị cử tri thành phố này về việc nhiều nút giao thông thường xuyên ùn tắc kéo dài trong giờ cao điểm và mong muốn Bộ GTVT quan tâm hơn đến công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, có quy hoạch tầm nhìn dài hạn trên cơ sở phân tích dự báo tốc độ gia tăng các phương tiện giao thông để có giải pháp xử lý.

Bộ GTVT đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai các giải pháp nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị, đặc biệt ở TP Hà Nội và TP.HCM.

Bộ GTVT cho biết, trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT đã phối hợp với UBND các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm mục tiêu từng bước khắc phục ùn tắc giao thông, đặc biệt trên địa bàn hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM.

Nhiều giải pháp mang tính đột phá được tổ chức thực hiện, như: hoàn thành các tuyến đường vành đai, các trục hướng tâm; đưa vào hoạt động nhiều tuyến vận tải công cộng sức chứa lớn như tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; lắp đặt cầu vượt tại các nút giao thông trọng điểm; triển khai thu phí không dừng tại các trạm thu phí BOT cửa ngõ các thành phố lớn; điều chỉnh chu kỳ tín hiệu đèn giao thông hợp lý; đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường trên các tuyến phố chính; hợp lý hoá lộ trình tuyến và đổi mới phương tiện đoàn xe buýt; kiểm soát số lượng và khu vực hoạt động của xe taxi; bố trí lệch giờ làm việc, học tập; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định pháp luật của người tham gia giao thông....

Nhờ đó, tình trạng ùn tắc giao thông ở các khu đô thị đông dân cư, các tuyến quốc lộ trọng điểm và tại Hà Nội, TP.HCM đã được khắc phục, hạn chế đáng kể.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch của các tỉnh, thành phố, tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị khá thấp, chưa đáp ứng theo quy định; sự gia tăng nhanh của các phương tiện giao thông, chủ yếu là các phương tiện cá nhân vượt quá năng lực đáp ứng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông dẫn tới ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.

Trước tình hình ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 48 về tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trong giai đoạn 2022-2025, Bộ GTVT đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai, một số nhóm giải pháp nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông.

Cụ thể như, phối hợp với các địa phương trong quá trình lập các quy hoạch tỉnh, thành phố đảm bảo phương án quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải hành khách công cộng. Thực hiện nghiêm quy định đất dành cho giao thông chiếm từ 16-26% diện tích xây dựng đô thị; đảm bảo hệ thống giao thông cân bằng giữa cầu và cung.

Cùng với đó, đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng, cả quốc gia, vùng và địa phương; phối hợp, hỗ trợ hai thành phố lớn đẩy nhanh tiến độ đầu tư, thi công để sớm đưa vào khai thác nhiều công trình trọng điểm, như: đường vành đai 4 Hà Nội, vành đai 3 TP.HCM, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội và tuyến Bến Thành - Suối Tiên tại TP.HCM; tiếp tục phát triển dịch vụ xe buýt, nâng cao hiệu quả kết nối giữa xe buýt với đường sắt đô thị, giữa vận tải công cộng nội đô với vận tải liên tỉnh.

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông hiện đại; tiếp tục triển khai hiệu quả công tác thu phí không dừng; đầu tư trung tâm chỉ huy điều khiển giao thông hiện đại với hệ thống giám sát toàn diện, trực tuyến, thông minh để nhanh chóng phát hiện hành vi vi phạm cũng như bất cập, sự cố, điểm nóng về trật tự an toàn giao thông có phương án khắc phục kịp thời và hỗ trợ xử phạt vi phạm (xử phạt nguội); Chú trọng phát triển vận tải công cộng, có giải pháp quản lý phù hợp với việc sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong khu vực đô thị.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.