• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Lắp camera theo dõi sạt lở trên đường vành đai 1.500 tỷ ở Đà Nẵng

07/08/2024, 11:27

Đoạn Km 5+570 - Km 6+357 đường vành đai phía Tây Đà Nẵng (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang) sẽ được lắp 2 camera để theo dõi sạt lở.

Ngày 7/8, Ban QLDA ĐTXD các công trình giao thông Đà Nẵng (gọi tắt Ban QLDA) cho biết, sắp tới sẽ lắp camera theo dõi điểm sạt lở taluy dương đoạn Km 5+570 - Km 6+357 đường vành đai phía Tây thành phố.

Trước đó, ông Lê Quang Nam, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng kiểm tra thực tế vị trí sạt trượt mái taluy dương đoạn Km 5+570 - Km 6+357 đường vành đai phía Tây (từ QL14B đến đường Hồ Chí Minh).

Lắp camera theo dõi sạt lở trên đường vành đai 1.500 tỷ ở Đà Nẵng - Ảnh 1.

Điểm sạt lở trên đường vành đai phía Tây Đà Nẵng.

Sau buổi kiểm tra, ông Lê Quang Nam yêu cầu Ban QLDA chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đúng chủ trương của UBND thành phố về phương án xử lý sạt trượt mái taluy dương nói trên.

Theo lãnh đạo Ban QLDA, trong thời gian thi công thì vị trí nêu trên có tình trạng sạt lở, nước kéo theo bùn đất xuống mặt đường, nhà dân. Đến nay, khi tuyến đường hoàn thiện, không còn tình trạng đó nữa. Dọc đường có hệ thống cống, nước chảy dọc theo cống.

Về phần mặt đường tại vị trí sạt lở, Ban QLDA đã phối hợp Sở GTVT thành phố đổi kết cấu mặt đường nhựa thành đường bê tông xi măng để dễ hót dọn khi có sạt lở đất.

"Qua theo dõi, từ khi thông xe đến nay và qua đợt mưa lớn vừa rồi (giữa tháng 6) không có hiện sạt lở thêm. Hiện nay, khoảng cách từ vị trí sạt lở đến mặt đường khoảng cách là 10m, cách nhà dân hơn 50m, Ban đang cho rọ đá thêm. Việc sạt lở đất đổ xuống đến nhà dân là không có vì khoảng cách rất xa", lãnh đạo Ban QLDA cho hay.

Theo ghi nhận của PV, tại vị trí sạt lở hiện nay được bạt bớt để giảm độ dốc, hạn chế nguy cơ sạt lở. Bên dưới các rọ đá cũng đang được gia cố để hạn chế đất tràn xuống mặt đường khi xảy ra sạt lở.

Lãnh đạo Ban QLDA thông tin, trường hợp thiên tai khắc nghiệt xảy ra thì Ban cũng đã có phương án xử lý. Trước mắt sẽ lắp thêm 2 camera để theo dõi vị trí sạt lở.

"Nhà thầu sẽ thường xuyên túc trực khi có mưa lớn, nếu xảy ra sạt lở, chỉ có đất đá sạt xuống làn bên phải tuyến. Nếu trường hợp sạt lở nghiêm trọng cũng đã có phương án xử lý, phân luồng giao thông cho phương tiện đi bên trái tuyến", lãnh đạo Ban QLDA cho biết thêm.

Dự án đường vành đai phía Tây Đà Nẵng dài 19km, có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Tuyến đường được thiết kế 4 làn xe rộng 15m, vỉa hè mỗi bên 5,5m, dải phân cách rộng 15m dự phòng cho việc mở rộng làn xe sau này.
Dự án khởi công vào tháng 10/2018, dự kiến hoàn thành cuối năm 2020. Tuy nhiên, vì nhiều lý do từ dịch bệnh, nhà thầu yếu khiến dự án chậm tiến độ, đến tháng 5/2024 mới chính thức thông xe.
Trong thời gian thi công dự án, vị trí Km 5+570 - Km 6+357 trên tuyến thường xảy ra sạt lở taluy dương khi có mưa lớn khiến bùn đất tràn lấp mặt đường.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.