Người dân nghiêm chỉnh chấp hành Luật GTĐB khi đi trên những con đường liên thôn đẹp của buôn làng huyện Di Linh |
Chức sắc tôn giáo ký giao ước ATGT
Phát động chương trình nông thôn mới từ năm 2011, đến đầu năm 2015, Tân Châu đã hoàn tất 18/18 tiêu chí để đạt chuẩn nông thôn mới. Trong 4 năm xây dựng nông thôn mới, người dân Tân Châu đã đóng góp 7,3 tỷ đồng cùng nguồn vốn Nhà nước để thảm nhựa, bê tông hóa, rải đá cấp phối cho 16,5km đường liên thôn; 11km đường ngõ xóm; mở rộng 20km đường nội đồng.
Tuy nhiên, ông Hàn Văn Trúc, Phó ban thường trực Ban ATGT huyện Di Linh cho biết, mạng lưới giao thông tốt thì đòi hỏi công tác bảo đảm ATGT càng phải chú trọng hơn. Chính vì vậy, Ban ATGT huyện Di Linh đã triển khai nhiều giải pháp bảo đảm TTATGT, điển hình như mô hình ký kết “Giao ước thi đua chấp hành tốt luật giao thông giữa Ban ATGT huyện Di Linh và Giáo hạt Di Linh”. Triển khai mô hình này, linh mục Trần Thả, Quản hạt Di Linh đã phổ biến, nhắc nhở, vận động các giáo dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định pháp luật TTATGT, góp phần kéo giảm TNGT trên địa bàn.
Nhân rộng mô hình, Ban ATGT tỉnh trực tiếp vận động, trao đổi thống nhất với các tổ chức tôn giáo trong tỉnh ký kết nội dung: “Các tôn giáo tỉnh Lâm Đồng đồng hành thực hiện đảm bảo ATGT”, đạt hiệu quả cao. 120 vị chức sắc tiêu biểu trong các tôn giáo trên địa bàn tỉnh, bốn vị chức sắc đứng đầu tổ chức Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao Đài, đại diện cho các hệ phái tôn giáo trong tỉnh đã cùng ký cam kết thực hiện nội dung này.
Hiệu quả lan tỏa
Ông Lê Văn Nhuận, Phó trưởng Công an xã Đình Lạc cho biết, theo nội dung bản ký kết “các tổ chức tôn giáo đồng hành thực hiện đảm bảo ATGT”, các vị chức sắc, chức việc như linh mục, mục sư... trong các hệ phái tôn giáo đã tuyên truyền, vận động bà con giáo dân, tín đồ chấp hành tốt các quy định bảo đảm ATGT thông qua các buổi lễ, rao giảng, hành đạo… “Linh mục Thả, Lợi, Hồ, Truyền, Mục sư Ha Hắc, Ha Kar… đã rất nhiệt tình trong công tác tuyên truyền, vận động bà con thực hiện nghiêm luật giao thông, và tiếng nói của chức sắc tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến bà con”, ông Nhuận cho hay.
“Lâm Đồng là địa phương có tỷ lệ đồng bào theo các tôn giáo đông. Toàn tỉnh có 4 tôn giáo lớn, có 2.100 chức sắc, gần 800 cơ sở thờ tự, với khoảng 750 nghìn tín đồ (chiếm trên 60% dân số). Đồng bào dân tộc thiểu số có 43 dân tộc (chiếm trên 24% dân số). Vì vậy, tỉnh Lâm Đồng xác định mục tiêu công tác vận động, tập hợp đoàn kết và phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, các vị chức sắc, già làng, người có uy tín tiêu biểu trong các tôn giáo tham gia tuyên truyền, vận động tín đồ, bà con dân tộc thiểu số, nâng cao ý thức tham gia bảo đảm TTATGT”, ông Nguyễn Hữu Thắng, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Lâm Đồng.
Siết chặt ATGT đường thủy Toàn tỉnh Lâm Đồng có tất cả 24 bến đò, trong đó huyện Lâm Hà có 8 bến đò, Đam Rông có một bến đò, Di Linh có 10 bến đò, Cát Tiên 3 bến đò, Đạ Tẻh 2 bến đò, có 3 cầu phao. Các bến đò chủ yếu hoạt động không có giấy phép, người dân tự phát đi lại để canh tác nương rẫy, di chuyển từ xã này sang xã khác, tiềm ẩn nguy cơ TNGT đường thủy rất cao... Trước thực trạng này, Lâm Đồng đang đẩy mạnh xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” với những nội dung tuyên truyền thiết thực tại các bến thủy và lực lượng liên ngành CSGT đường thủy - TTGT đi đến các bến thủy để kiểm tra, xử lý vi phạm. Tại huyện Cát Tiên, đội liên ngành vừa lập biên bản và đình chỉ hai bến đò, một cầu phao không có giấy phép... |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận