|
"Hiệp sĩ giao thông" Nguyễn Văn Linh
|
PV Báo Giao thông đã có dịp cùng "Hiệp sĩ giao thông" Nguyễn Văn Linh (44 tuổi, ngụ quận Bình Tân), người hơn 11 năm "vác tù và hàng tổng" giải cứu kẹt xe.
|
Một ngày với anh Linh bắt đầu bằng công việc rửa xe. Đây cũng là công việc chính của anh, giúp anh có nguồn thu nhập hằng ngày.
|
|
Đến khoảng 15h anh Linh lại vội vàng tắm rửa để chuẩn bị đi tìm chỗ kẹt xe.
|
|
Trong căn nhà trọ, anh Linh vẫn giữ chiếc gậy điều tiết giao thông do anh tự làm như một vật kỷ niệm cách đây hơn 10 năm. Bây giờ anh đã được CSGT tặng một chiếc gậy khác. |
|
Anh Linh khoe mới in chiếc áo có chữ "Hiệp sĩ giao thông" như mẫu chữ anh được tặng huy hiệu, để khi điều tiết nhiều người biết và tuân lệnh. |
|
Bà Huỳnh Thị Âu (40 tuổi), vợ ông Linh luôn ủng hộ công việc của chồng mình. Bà xem đây như một việc để tích đức cho con cháu. |
|
Ông Linh điều tiết giao thông ở nút giao Kinh Dương Vương - Hồ Ngọc Lãm (quận Bình Tân) bất kể trời mưa. Anh cho biết, trời mưa mà mặc áo mưa điều tiết rất nguy hiểm cho người đi đường vì dễ vướng áo mưa vào tay lái. |
|
Khi nút giao Kinh Dương Vương - Hồ Ngọc Lãm đã thông thoáng, anh Linh di chuyển đến nút giao Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Đình Chiểu để điều tiết. |
|
Ông Linh bắt đầu điều tiết giao thông từ năm 2005. Lúc đó ông làm nghề xe ôm, sau đó thấy kẹt xe nên ông tình nguyện xuống điều tiết và bắt đầu yêu "nghề" từ đó. |
|
Thời gian đầu anh gặp rất nhiều khó khăn. Sau đó anh nhìn CSGT điều tiết và học theo. Có lần mải điều tiết, anh đã bị kẻ gian lấy trộm mất chiếc xe máy ở ngã tư Bốn Xã. Mới đây nhất, anh bị một tên say rượu tông trong lúc điều tiết giao thông.
|
|
Ông Linh "tả xung hữu đột" giữa dòng xe. |
|
Trong lúc điều tiết, gặp người già di chuyển khó anh đều giúp đỡ. |
|
Anh Linh đẩy phụ xe của một người phụ nữ bị chết máy. |
|
Hơn 11 năm điều tiết, hầu như nhiều người đi đường ở các nút giao tại quận 1, quận 3, quận 5... đều đã quen mặt anh và ai cũng chấp hành hiệu lệnh. |
|
Trong trường hợp nhiều người cố tình vượt không chấp hành hiệu lệnh, ông Linh phải để cho qua luôn, vì cố cản có thể sẽ gây ra nguy hiểm cho cả hai. |
|
Khi ra hiệu dừng xe, ông Linh đều tươi cười bởi theo ông lúc kẹt xe ai cũng bực mình và khó chịu. |
|
Hành động của ông Linh được rất nhiều người yêu mến. Khi có người đi đường chào mình, ông Linh đều cười chào lại.
|
|
Nhiều tài xế xe buýt quen mặt ông. Mỗi khi đi qua thấy ông đều mời thuốc hoặc nước ống. Đây cũng chính là niềm vui của ông. |
|
Dù công việc điều tiết rất mệt mỏi và vất vả nhưng ông Linh vẫn nở nụ cười rất tươi.
|
|
Bà Nguyễn Thị Mỹ, một người bán nước tại nút giao Điện Biên Phủ - Nguyễn Đình Chiểu rất cảm phục hành động của ông Linh. Bà thường mang nước ra mời ông những lúc điều tiết mệt mỏi. |
|
Khi mệt, ông Linh chỉ quơ vội chai nước uốngr rồi tiếp tục công việc, bởi nghỉ lâu quá sẽ kẹt xe ngay. |
|
Đến hơn 19h, khi công tình hình giao thông đã thông thoáng, ông Linh ra về. Ông nói, trên đường về, nếu gặp chỗ kẹt sẽ điều tiết tiếp, có khi đến 21h mới về tới nhà. |
|
Trong tiệm rửa xe của ông, có rất nhiều bằng khen. Năm 2012 ông được phong danh hiệu "Hiệp sĩ giao thông". |
|
Mới đây nhất, ngày 25/11 ông được sở GTVT TP.HCM tặng giấy khen vì đã đóng góp tích cực trong việc điều tiết giao thông, góp phần bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn thành phố. |
Xem thêm video:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận