• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Kon Tum: Những “con đường đau khổ” chờ kinh phí sửa chữa

16/11/2023, 09:00

Nhiều năm qua, mỗi khi mùa mưa đến, các tuyến đường huyện 81, 83, 85 tại huyện Đăk Glei (Kon Tum) trở thành nỗi ám ảnh của hàng ngàn người dân. Nhiều người gọi đây là những "con đường đau khổ".

Xuống cấp trầm trọng

Vừa cố gắng giữ chặt tay lái để đi xe qua tuyến đường huyện 83 dày đặc những vũng lớn nhỏ, bà Y Nguyệt (thôn Đăk Ga, xã Đăk Nhoong) chia sẻ, tuyến đường này dài 20km, nối từ trung tâm huyện Đăk Glei đến xã Đăk Nhoong. Dọc tuyến đường có hàng chục điểm sạt lở ta luy âm, ta luy dương, sạt lở mố cầu…

Ngày khô ráo, các phương tiện phải men theo rìa tuyến đường hoặc chạy theo những sống trâu không đọng nước. Còn khi mưa xuống, mặt đường lênh láng không phân biệt được chỗ nông sâu thì chỉ còn cách nhắm mắt đi bừa.

Khổ nhất là những học sinh đi học ngày mưa. Nhiều học sinh dù nhà cách trường không xa nhưng khi trời mưa lớn phải nghỉ học vì không thể vượt qua được những đoạn đường ngập sâu.

Kon Tum: Những “con đường đau khổ” chờ kinh phí sửa chữa  - Ảnh 1.

Tuyến đường huyện 85 mỗi khi mưa xuống khiến việc di chuyển qua lại của người dân gặp nhiều khó khăn

Theo bà Y Nguyệt, đường huyện 83 đã hư hỏng nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. Học sinh thường xuyên bị ngã xe khi đi qua các ổ voi. Những hôm trời mưa gió, tuyến đường bị sạt lở, nhiều học sinh phải nghỉ học.

"Đi lại trên đoạn đường từ thôn Đăk Ga đến trung tâm xã Đăk Nhoong dù rất gần, nhưng để đến được tới nơi là hành trình rất gian nan. Vài chục mét lại gặp một ổ gà, ổ voi. Có chỗ đường bị lõm xuống như hố bom. Vào mùa mưa nước đọng lại trên các ổ voi như ao nước" bà Y Nguyệt nói.

Mong muốn của người dân và địa phương là cấp trên quan tâm, sớm đầu tư làm tuyến đường mới. Việc này không chỉ giúp địa phương phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an sinh xã hội, trật tự ATGT trên địa bàn.
Ông A Hái, Phó chủ tịch UBND xã Đăk Môn, huyện Đắk Glei

Tương tự, tuyến đường huyện 85 nối xã Đăk Môn với xã Đăk Long, được đầu tư xây dựng 30 năm trước, do không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, cộng với địa hình miến núi khiến tuyến đường này hiện đã xuống cấp nghiêm trọng.

Quan sát của PV Báo Giao thông, tuyến đường có chiều dài khoảng 18km nhưng hầu hết mặt đường đã bong tróc lớp nhựa. Nhiều vị trí xuất hiện ổ trâu, ổ voi sâu từ 50 - 60cm. Vào mùa mưa, những hố sâu này ngập lút bánh xe máy và trở thành những cái bẫy đối với người đi đường.

Cô giáo Y Bổn, giáo viên Trường Tiểu học Đăk Long phản ánh: "Ngày nào tôi cũng 2 lượt đi về từ nhà đến trường nhưng đường đi rất khó khăn. Những ngày mưa lớn, nhiều khu vực nước chảy thành suối cắt qua đường nên không thể nào tránh được. Nhiều cháu lội nước đi học té ngã ướt hết sách vở, ướt đồ nên nghỉ học luôn".

"Dài cổ" chờ sửa vì thiếu tiền

Giao thông khó khăn, lại là vùng sâu vùng xa đã khiến đời sống của người dân nơi đây ngày một vất vả hơn. Ông Huỳnh Ngọc Ly, Chủ tịch UBND xã Đăk Long cho biết, đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên, song năm này sang năm khác vẫn chưa có kinh phí để sửa tuyến đường.

Xã có 9 thôn với khoảng 1.500 hộ dân, gần 6.300 nhân khẩu. Toàn xã có khoảng 1.800ha cây trồng, chủ yếu là cây sắn, cà phê, bời lời, cao su… Vài năm gần đây, tuyến đường huyện 85 bị xuống cấp nghiêm trọng. Vào mùa mưa, các loại ô tô không qua được nên có một số thời điểm không thể vận chuyển hàng hóa. Mưa nhiều làm sắn mỳ hư hỏng, thương lái ép giá.

Kon Tum: Những “con đường đau khổ” chờ kinh phí sửa chữa  - Ảnh 3.

Tuyến đường huyện 83 bị xuống cấp, mặt đường lõm xuống gây nguy hiểm cho người đi đường

Theo ông Nguyễn Văn Tứ, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đăk Glei, nguyên nhân khiến các tuyến đường trên địa bàn huyện hư hỏng, xuống cấp là do lưu lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa lớn. Vài năm gần đây, mưa lũ gây sạt lở nghiêm trọng tại nhiều vị trí, phá vỡ kết cấu nền đường và mặt đường, làm tắc nghẽn, hư hỏng hệ thống thoát nước.

"Hàng năm, chúng tôi cố gắng cân đối, phân bổ nguồn kinh phí chi thường xuyên khoảng 300 triệu đồng để sửa chữa nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay huyện Đăk Glei được giao quản lý tới 70km đường huyện, 13km đường đô thị và 51km đường xã. Với nguồn kinh phí hạn hẹp như vậy, việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên rất khó khăn", ông Tứ nói.

Theo ông Tứ, do kinh phí để duy tu, bảo dưỡng đường vượt khả năng cân đối của địa phương nên UBND huyện Đăk Glei đã kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum và các sở, ngành quan tâm, đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí nâng cấp 2 tuyến đường huyện 83, 85.

Riêng tuyến đường huyện 81 đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp với kinh phí 170 tỷ đồng. Hiện dự án đang được triển khai thi công.

Với tuyến đường 85, năm 2022, huyện Đăk Glei đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Kon Tum bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 180 tỷ đồng. Tuy nhiên, địa phương chưa bố trí được. Hiện tại, 13.000 người dân ở 2 xã biên giới Đăk Môn, Đăk Long vẫn ngày ngày đối mặt với những hiểm nguy mất ATGT từ con đường xuống cấp này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.