• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Khởi tố gần 24.000 vụ án tai nạn giao thông trong 15 năm

23/04/2024, 12:40

Giai đoạn từ năm 2009 đến hết năm 2023, cảnh sát giao thông các địa phương đã phối hợp điều tra, giải quyết gần 200 nghìn vụ tai nạn giao thông, chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố gần 24 nghìn vụ với hơn 22 nghìn bị can.

Tước hàng triệu giấy phép lái xe

Báo cáo của Chính phủ gửi Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023, cho biết, nhằm tăng cường siết chặt quản lý kinh doanh vận tải, từ năm 2012 đến nay, Bộ GTVT thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Khởi tố gần 24.000 vụ án tai nạn giao thông trong 15 năm- Ảnh 1.

Trong 15 năm, CSGT đã phối hợp tổ chức công tác điều tra, giải quyết 204.961 vụ tai nạn giao thông và chuyển cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố 23.667 vụ, với 22.352 bị can (ảnh minh hoạ).

Năm 2023, Bộ GTVT đã thành lập 4 đoàn kiểm tra về công tác quản lý nhà nước về vận tải tại 63 Sở GTVT, chỉ đạo các Sở GTVT kiểm tra đơn vị kinh doanh vận tải trong việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại các địa phương.

Qua kiểm tra, Bộ GTVT đã yêu cầu các địa phương chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, đồng thời kiến nghị xử lý nhiều vi phạm.

Trong 15 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ 2008, Cục Đường bộ VN, Thanh tra các Sở GTVT đã thực hiện 1.058.206 cuộc thanh tra, kiểm tra; quyết định xử phạt 1.524.752 vụ vi phạm với số tiền trên 3.426 tỷ đồng; tạm giữ 7.505 ô tô.

Từ năm 2009 đến hết năm 2023, lực lượng Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử lý 68.798.988 trường hợp vi phạm, nộp kho bạc nhà nước 42.170 tỉ đồng, tước giấy phép lái xe 5.300.856 trường hợp, tạm giữ 9.086.184 phương tiện.

Thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát, đã phát hiện 15.466 vụ, bắt 6.556 đối tượng có dấu hiệu phạm tội trên các tuyến giao thông, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

Cảnh sát giao thông các địa phương đã phối hợp tổ chức công tác điều tra, giải quyết 204.961 vụ tai nạn giao thông và chuyển cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố 23.667 vụ, với 22.352 bị can (truy tố 21.536 vụ với 16.906 bị cáo), các vụ còn lại đang điều tra và Cảnh sát giao thông đã xử lý hành chính, theo đúng quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, trong 3 tháng cao điểm từ ngày 20/6/2022 đến hết ngày 20/9/2022, công an các địa phương đã xử lý 110.774 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm 14,32% tổng số vi phạm); phạt tiền 519,7 tỷ đồng; tạm giữ 110.774 phương tiện; tước giấy phép lái xe 69.358 trường hợp.

Khởi tố gần 24.000 vụ án tai nạn giao thông trong 15 năm- Ảnh 2.

Xử lý nghiêm các hành vi gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là hành vi điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông thời gian tới.

Vi phạm giao thông còn diễn biến phức tạp

Báo cáo của Chính phủ cho biết, các hành vi vi phạm hành chính trong giao thông như: điều khiển xe không có giấy phép lái xe, đi không đúng làn đường, phần đường, đi vào đường cao tốc, chở quá khổ quá tải, xâm phạm công trình giao thông, chiếm dụng lòng đường, vỉa hè còn diễn ra phức tạp.

Công tác xử lý vi phạm chưa đạt được mục tiêu "mọi vi phạm đều phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh" quy định trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng như Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển, giám sát giao thông còn thiếu; toàn hệ thống quốc lộ (trong đó có hệ thống đường cao tốc) còn thiếu các trung tâm điều khiển, điều hành giao thông, chưa có hệ thống quản lý giao thông thông minh (ITS), chưa có các trung tâm điều khiển xe đi trên các tuyến (trừ một số tuyến đường cao tốc và hầm Hải Vân).

Từ đó, để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong thời gian tới, Chính phủ đề nghị ngành GTVT, ngành công an cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là hành vi điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn, hành vi vận chuyển quá tải trọng cho phép ảnh hưởng đến an toàn, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Cùng đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải, đặc biệt là việc theo dõi, chấn chỉnh và xử lý vi phạm thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.