Thiếu tá Vũ Đình Trụ tại một buổi hướng dẫn Luật GTĐB |
Theo Thiếu tá Trụ, quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại vô cùng phức tạp. “Bởi ban đầu họ chỉ vi phạm giao thông, vi phạm hành chính đơn thuần, nhưng nếu CSGT không giải thích, tuyên truyền khéo léo để họ chấp hành, những người đã uống rượu bia rất dễ bị kích động. Chưa biết chừng từ vi phạm hành chính mà họ sẽ lại có những hành vi vi phạm hình sự, ảnh hưởng đến cuộc đời của một con người chứ không đơn thuần là việc xử lý vi phạm thông thường. Vì thế, lãnh đạo Phòng luôn quán triệt cán bộ, chiến sỹ trong quá trình làm nhiệm vụ phải hết sức mềm mỏng, tuyên truyền giải thích để người vi phạm chấp hành”, Thiếu tá Trụ cho biết.
Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Phú Thọ cũng cho hay, trong hàng trăm trường hợp vi phạm nồng độ cồn đã bị lập biên bản xử phạt, có khá nhiều trường hợp không làm chủ được hành vi nên đã chống đối CSGT bằng việc cãi chày, cãi cối, thậm chí nhiều người còn “khoe” quan hệ, thách thức, dọa dẫm, thậm chí chửi CSGT. Đã có không ít cuộc điện thoại mà Thiếu tá Trụ nhận được là các cuộc gọi “xin” cho người nhà, người quen vi phạm giao thông bị lập biên bản.
“Những trường hợp này CSGT đều giải thích rõ ràng và kiên quyết xử lý. Điều này chỉ có lợi cho người vi phạm, bởi đã một lần bị phạt, tôi tin họ sẽ ý thức hơn trong việc tham gia giao thông. Bởi, nếu có bỏ qua vi phạm, để người đã uống rượu bia tiếp tục điều khiển phương tiện, không ai dám chắc điều gì sẽ xảy ra trên đường và hậu quả sẽ khôn lường”, Thiếu tá Trụ kể.
Giải thích về việc CSGT Phú Thọ không lập chốt gần quán nhậu để xử phạt người vi phạm nồng độ cồn, Thiếu tá Trụ cho biết: “Việc lập chốt gần quán nhậu theo tôi là không cần thiết, vì lực lượng CSGT Công an tỉnh đã và sẽ tổ chức tuyên truyền rất sâu rộng đối với các chủ quán nhậu, công khai việc các tổ công tác của CSGT luôn có mặt và sẵn sàng xử lý vi phạm ở cách đó không xa, thường là khoảng 1km”.
Văn Huế
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận