• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Hiệu quả từ xử nghiêm cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Những ngày qua, Cục CSGT đã phối hợp với công an nhiều địa phương trực tiếp kiểm tra, xử lý hàng trăm trường hợp cán bộ, công chức uống rượu bia vẫn lái xe.

Trao đổi với Báo Giao thông, TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá, tinh thần xử lý vi phạm giao thông "không có vùng cấm", đảng viên, công chức phải làm gương đã tạo hiệu ứng rất tốt.

photo-1695915484897

TS Trần Hữu Minh.

Thời gian qua, việc xử lý vi phạm nồng độ cồn được Bộ Công an chỉ đạo triển khai quyết liệt. Ông đánh giá thế nào về công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm của lực lượng CSGT thời gian gần đây?

Thời gian qua, các tổ công tác của Cục CSGT đã phối hợp với công an nhiều địa phương trên cả nước triển khai xử lý vi phạm giao thông, nhất là lỗi nồng độ cồn rất quyết liệt, từ đó nâng cao hiệu quả, ngăn chặn các hành vi có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông.

Công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm nồng độ cồn được thực hiện hiệu quả đã hỗ trợ rất tốt giúp người dân nâng cao ý thức người tham gia giao thông. 

Việc xử lý nghiêm đã góp phần giảm bớt tình trạng uống rượu bia lái xe, dần hình thành văn hóa "đã uống rượu bia không lái xe". Trước hết từ sự làm gương trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đến nhân dân.

Bên cạnh việc phản ánh các vi phạm và việc xử lý vi phạm, thời gian tới, tôi cho rằng cần tăng cường tuyên truyền những điển hình tốt, những cách làm hay của các cơ quan, tập thể, của đảng viên, cán bộ công chức trong thực thi quy định về trật tự ATGT.

photo-1695915486227

Cục CSGT khẳng định việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn là xuyên suốt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Ảnh: Tạ Hải.

Gần đây, lực lượng chức năng xử nghiêm, công khai danh tính nhiều công chức, cán bộ vi phạm nồng độ cồn, trong đó có cả bí thư, chủ tịch huyện, chủ tịch, trưởng công an phường. Cách làm này, theo ông đã mang lại điều gì?

Dư luận rất hoan nghênh việc này. Việc xử lý nghiêm vi phạm về trật tự ATGT trên tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ là chủ trương hết sức đúng đắn.

Rõ ràng, càng là đảng viên, càng là cán bộ công chức thì càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy định pháp luật, không chỉ trong lĩnh vực trật tự ATGT mà còn trong tất cả các lĩnh vực khác. 

Ai vi phạm bị phát hiện thì bị xử lý theo quy định, lực lượng chức năng đang làm đúng quy định pháp luật.

Hiệu quả từ xử nghiêm cán bộ vi phạm nồng độ cồn - Ảnh 3.

Hoạt động kiểm tra nồng độ cồn đã và đang được lực lượng chức năng tại các địa phương lồng ghép vào hoạt động thường xuyên liên tục.

Cục CSGT đang lập các tổ công tác kiểm tra nồng độ cồn ở các địa phương và một số tỉnh đã lập tổ công tác kiểm tra chéo. Cách làm này, theo ông mang lại hiệu quả ra sao?

Có thể khẳng định các chương trình kiểm tra xử lý vi phạm nồng độ cồn thời gian vừa qua rất hiệu quả, đã góp phần kéo giảm sâu TNGT liên quan tới rượu bia trên phạm vi toàn quốc. 

Theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, hiện nay các hoạt động kiểm tra nồng độ cồn đã và đang được lực lượng chức năng tại các địa phương lồng ghép vào hoạt động thường xuyên liên tục.

Tôi cho rằng việc thành lập mới, duy trì các tổ kiểm tra nồng độ cồn, lập tổ công tác kiểm tra chéo địa bàn khác nhau chắc chắn sẽ đem lại thêm nhiều tác dụng tích cực trong việc kéo giảm TNGT trong thời gian tới. 

Để kéo giảm hơn nữa TNGT liên quan đến rượu bia, chúng ta cần thêm những giải pháp nào?

Ngoài những biện pháp mang lại nhiều hiệu quả như chúng ta đang triển khai áp dụng. Về lâu dài, tôi cho rằng vấn đề quan trọng là các địa phương duy trì việc tuyên truyền kết hợp với kiểm tra, xử lý vi phạm theo nguyên tắc ngẫu nhiên, thường xuyên liên tục.

Tại một số quốc gia như Australia, Nhật Bản, mặc dù trong thời gian gần đây các hành vi uống rượu bia khi lái xe giảm rất nhiều do tuyên truyền và xử phạt nghiêm, nhưng nhà chức trách vẫn duy trì, thậm chí tăng nguồn lực cho các chương trình tuyên truyền và kiểm tra ngẫu nhiên nồng độ cồn, vì họ biết rằng nếu giảm xử lý thì vi phạm sẽ tăng trở lại. 

Cảm ơn ông!

Chưa bỏ qua trường hợp vi phạm nào

Trao đổi với Báo Giao thông, đại tá Phạm Quang Huy, Phó cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an khẳng định, về chủ trương thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm về trật tự ATGT, đặc biệt là xử lý lỗi vi phạm về nồng độ cồn, các tổ công tác của Cục CSGT luôn quán triệt tinh thần xử lý nghiêm túc, theo Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ.

Riêng với cán bộ đảng viên vi phạm, CSGT sẽ gửi thông báo về cơ quan chủ quản. Nguyên tắc xử lý vi phạm là không có vùng cấm, không có ngoại lệ, thượng tôn pháp luật.

"Thực tế đã cho thấy, từ khi triển khai kế hoạch đến nay, chưa có trường hợp vi phạm nào, nhất là vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, được lực lượng chức năng bỏ qua, kể cả bí thư, chủ tịch hay cán bộ tòa án, công an, nhà báo, nhà sư…", ông Huy khẳng định.

160 công chức, công an, bộ đội, nhà báo… vi phạm nồng độ cồn

Phát biểu tại hội nghị, sơ kết công tác Công an quý III và 9 tháng đầu năm 2023 ngày 28/9, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông cho biết, để duy trì, thực hiện quyết liệt việc kiểm soát nồng độ cồn, nhằm tạo chuyển biến tích cực tình hình, từng bước hình thành thói quen văn hóa "đã uống rượu bia không lái xe", lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã ra quân quyết liệt xử lí vi phạm nồng độ cồn; thành lập 6 tổ công tác gồm nhiều đơn vị trực tiếp kiểm tra việc thực hiện kiểm soát, phát hiện vi phạm nồng độ cồn.

Qua 25 ngày thực hiện, các tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản hơn 3 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn bàn giao cho công an các đơn vị, địa phương xử lý theo quy định. Trong đó, bước đầu xác định 160 trường hợp người điều khiển là công chức, công an, bộ đội đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, nhà báo…

Ngoài xử lý theo quy định, lực lượng Cảnh sát giao thông còn gửi thông báo về đơn vị công tác đối với các cá nhân vi phạm là cán bộ, đảng viên để kiểm điểm, xử lý theo quy định của Đảng, của cơ quan.

TNGT liên quan đến rượu bia giảm rất sâu

PGS. TS Phạm Việt Cường (Đại học Y tế Công cộng) nhấn mạnh, trước năm 2020, trong một thời gian dài, hành vi sử dụng rượu bia sau đó lái xe đã từng là một vấn nạn trong xã hội. Sau khi Nghị định 100/2019 được ban hành, lực lượng chức năng trên toàn quốc vào cuộc, TNGT liên quan tới rượu bia được kéo giảm rất sâu.

Có những bệnh viện tuyến cuối đã báo cáo số người nhập viện liên quan tới rượu bia giảm 50%, 60%, thậm chí 90%. Trong thời gian gần đây, TNGT liên quan tới rượu bia tại nhiều bệnh viện tiếp tục giảm 30-40%.

Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, chế tài xử phạt hành vi lái xe khi đã uống rượu bia vẫn chưa đủ tính răn đe. Hiện nay, mức xử phạt trong Nghị định 100/2019 và Nghị định 123/2020 đã được điều chỉnh theo hướng tăng nặng (mức cao nhất với ô tô là từ 30-40 triệu đồng, còn mức cao nhất với xe máy là 16-18 triệu đồng). Điều này được phần lớn người dân, dư luận đồng tình ủng hộ.

Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào cách thức phạt thì thấy vẫn còn bất cập. Chẳng hạn nếu trên mức 3 (mức cao nhất) thì dù mức độ vi phạm khác nhau, mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng mức phạt thì lại giống nhau. Điều này chưa hoàn toàn thống nhất với nguyên tắc chung trong xử lý vi phạm hành chính, đó là mức phạt phải tương ứng với mức độ vi phạm.

Hiện nay một người uống 30 cốc bia và một người uống 5 cốc bia sau đó lái xe thì sẽ bị phạt cơ bản giống nhau. Nhưng rõ ràng, mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng của người uống 30 cốc bia sẽ khác hoàn toàn với người uống 5 cốc bia sau đó lái xe. Bởi vậy, mức phạt hành chính nên được điều chỉnh tăng theo mức độ vi phạm.

PV




Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.