• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Hiểm họa rình rập những chuyến đò ngang ở Quảng Nam

26/01/2022, 13:38

Những chuyến đò ngang ở Quảng Nam phớt lờ những quy định đảm bảo ATGT, còn hành khách lại “phó mặc” sự an nguy, tính mạng của bản thân.

Thuyền đò hoạt động “chui”, người dân “phó mặc” an nguy

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2022, tình hình hoạt động tại bến đò ngang Đại Bình - Trung Phước (huyện Nông Sơn) bến phà Tam Hải - Tam Quang (huyện Núi Thành), bến đò xã Duy Tân (huyện Duy Xuyên), lòng hồ thủy lợi Khe Tân (huyện Đại Lộc), hồ thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My)… trở nên sôi động người qua lại.

Tại bến đò xã Duy Tân (huyện Duy Xuyên), những chuyến đò chở khách qua lại trên sông Thu Bồn nhưng nhiều người đi đò vẫn không mặc áo phao. Khi lực lượng Thanh tra Sở GTVT bất ngờ đến kiểm tra, chủ phương tiện mới cầm áo phao phát và năn nỉ hành khách mặc vào để đối phó, tránh bị xử phạt.

Chủ đò cho hay: Việc mặc áo phao khi đi đò đều mang tính tự giác. Trước đây, khi khách xuống đò. Chủ đò phát áo phao cho hành khách, nhưng nhiều người đi đò vẫn bất chấp, không sử dụng.

Lực lượng Thanh tra Sở GTVT Quảng Nam lập biên xử lý thuyền đò vi phạm quy định tại bến đò ngang Đại Bình - Trung Phước (huyện Nông Sơn).

Mỗi ngày, bến đò ngang Đại Bình - Trung Phước (huyện Nông Sơn) chở hàng trăm lượt hành khách là học sinh, người dân đi học, buôn bán, lao động. Đáng nói, bến đò này hoạt động nhiều năm nhưng đến nay bến bên bờ phải (bờ Trung Phước) chưa có giấy phép hoạt động.

Tương tự, tại các bến đò ngang chở khách khác, như bến phà Tam Hải - Tam Quang (Núi Thành), lòng hồ thủy lợi Khe Tân (Đại Lộc), Phú Ninh hay hồ thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My) tình trạng mặc áo phao kiểu đối phó cũng diễn ra phổ biến; người dân sử dụng phương tiện tự chế như ghe, vật dụng thô sơ kết thành bè để lên nương rẫy lao động, đánh bắt cá, chở gỗ keo.

Theo ông Hồ Ngọc Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, việc kiểm soát các phương tiện giao thông đường thủy trên địa bàn gặp khó khăn, nhất là đối với các phương tiện thuyền đò dân sinh, phương tiện đi lại sản xuất của người dân. “Để đảm bảo an toàn tính mạng, phòng ngừa rủi ro thì người dân phải nâng cao ý thức chấp hành biện pháp an toàn và tự trang bị, sử dụng thiết bị đảm bảo an toàn”, ông Mẫn nói.

Theo ông Trương Văn Sơn, Phó Chánh thanh tra phụ trách Thanh tra Sở GTVT Quảng Nam, không chỉ chủ thuyền, người đi thuyền đò không mang áo phao, mà đáng lo hơn các ghe thuyền này không được chủ thể đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển không có chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

Ông Sơn cho biết: Thời gian qua, ở nhiều địa phương, việc kiểm tra hoạt động vận chuyển khách còn bỏ ngỏ, thế nên mới có chuyện không ít bến đò ngang chưa được cấp phép vẫn chở người qua sông. Tình trạng một số hộ dân tại xã Tân Hiệp (Hội An) và xã Tam Hải (Núi Thành) sử dụng không đăng ký, đăng kiểm lén lút đưa tàu cá vào vận chuyển khách du lịch tham quan quanh đảo Cù Lao Chàm, đảo Bàn Than vẫn tái diễn, bất chấp những thông tin cảnh báo của ngành chức năng và Ban ATGT tỉnh Quảng Nam.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Ông Văn Anh Tuấn, Giám đốc Sở GTVT, Phó trưởng ban thường trực Ban ATGT tỉnh Quảng Nam nhìn nhận, địa bàn Quảng Nam có hệ thống sông nhìn chung đều có độ dốc lớn, mùa mưa nhiều đoạn sông nước chảy xiết; mùa khô thì cạn, tàu thuyền đi lại khó khăn; luồng ra, vào tuyến sông tại cửa biển thường bồi lấp, dịch chuyển thay đổi trong năm như tại Cửa Đại (Hội An). Do có độ dốc, sông nhiều chỗ bên lở bên bồi, vì vậy dòng chảy xiết và không ổn định, mùa hè thường xuyên có dông lốc xoáy rất nguy hiểm cho phương tiện. Điển hình như 2 vụ tai nạn lật ghe gây hậu quả nghiêm trọng vừa xảy ra vào ngày 25/2 và ngày 8/5/2021 khiến cho 11 người chết là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa TNGT đường thủy nội địa, bến đò ngang, thuyền đò dân sinh.

Lực lượng chức năng kiểm tra, nhắc nhở các chủ thuyền đò hoạt động tại bến đò xã Duy Tân (huyện Duy Xuyên).

Trước thực trạng vi phạm trật tự ATGT diễn ra tràn lan, ông Tuấn cho biết Sở GTVT Quảng Nam đã đề nghị lực lượng tổ kiểm tra liên ngành đường thủy nội địa đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT đường thủy nội địa. Tăng cường vận động chủ phương tiện, chủ bến khách, người tham gia giao thông trang bị, sử dụng phao áo, dụng cụ nổi cứu sinh. Triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”.

“Trong đó tập trung kiểm tra việc cấp lại bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện. Có biện pháp quản lý chặt chẽ ghe thuyền dùng để chở hàng hóa. Rà soát, đánh giá, xác định các vị trí nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn giao thông để tham mưu, đề xuất các giải pháp phòng ngừa”, ông Tuấn nói.

Theo ông Sơn, để nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương, Ban ATGT tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu Ban ATGT các cấp huyện tăng cường điều tra cơ bản, nắm tình hình trên các tuyến đường thủy nội địa, kịp thời phát hiện, kiến nghị ngành chức năng, chính quyền địa phương khắc phục bất cập trong tổ chức giao thông để phòng ngừa tai nạn. Đặc biệt, thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý phương tiện thủy nội địa thô sơ có tải trọng toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hay bè hoạt động trên địa bàn theo quy định của UBND tỉnh Quảng Nam.

“Hiện nay, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa vẫn được thực hiện theo Kiến nghị Nghị định số 132 ngày 25/12/2015 của Chính phủ, tuy nhiên mức phạt không đủ răn đe, vì vậy, Ban ATGT tỉnh Quảng Nam cũng có kiến nghị Bộ GTVT tham mưu sửa đổi, bổ sung Nghị định này để các địa phương có chế tài tăng mức xử phạt đối với hành vi phương tiện chở hành khách không trang bị áo phao, dụng cụ cứu sinh; người đi phương tiện, đi ghe thuyền không mặc áo phao; người lái uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện”, ông Sơn thông tin.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.