• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông

Hà Nội: Vỉa hè bị tái chiếm, người đi bộ lại bị "đẩy" xuống lòng đường

Hà Nội: Vỉa hè bị tái chiếm, người đi bộ lại bị "đẩy" xuống lòng đường

28/07/2022, 14:48

Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, vỉa hè trên nhiều tuyến đường phố tiếp tục bị tái lấn chiếm trở lại để phục vụ hoạt động kinh doanh.

Tháng 4/2008, Hà Nội đã ban hành Quyết định 20 của UBND về việc quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội; trong đó quy định cụ thể nội dung quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường tại các tuyến phố trên địa bàn thành phố. Hè phố, lòng đường chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Khi sử dụng hè phố, lòng đường vào mục đích khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đúng các quy định của UBND thành phố.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông thời gian gần đây, tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên nhiều tuyến phố lại tái phát trầm trọng hơn. Trong ảnh tuyến phố Phùng Hưng thuộc quận Hoàn Kiếm vỉa hè ở đây được phục vụ hoạt động kinh doanh, bán hàng nước, "kiêm" luôn chỗ để xe. Người đi bộ không còn khoảng không nào để đi.

Đường La Thành hai bên vỉa hè từ lâu trở thành nơi để đồ nội thất của các hộ kinh doanh buôn bán

Phố Đinh Liệt (Hoàn Kiếm) người đi đường không còn phân biệt đâu là vỉa hè do bị phủ kín bởi hàng hoá

Cô Nguyễn Thị Thuý Nga (phố Hồ Hoàn Kiếm) bức xúc nói: "Cả tuyến đường ngắn bị hộ kinh doanh bày biện hàng hoá, nhiều lúc cả nhà mình luồn lách đi bộ lên còn bị chủ hộ mắng. Trong khi rõ dàng vỉa hè là của người đi bộ. Đi dưới lòng đường xe máy, ô tô cứ vèo vèo sát người, rất nguy hiểm".

Các du khách, người dân đi lại bên dưới lòng đường hỗn hợp với các dòng phương tiện xe máy, ô tô

Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, hiện nay Thành phố Hà Nội đã có quy định: Lòng đường do Sở GTVT Hà Nội quản lý, vỉa hè giao cho UBND quận. Công tác phân cấp rõ ràng để quy trách nhiệm cho từng đơn vị nhưng vỉa hè vẫn bị "xẻ thịt".

Vỉa hè là phần đường dành riêng cho người đi bộ nhưng lại đang được sử dụng sai mục đích.

Hàng quán bủa vây, thậm chí hộ kinh doanh còn bố trí để phương tiện cho khách ở dưới lòng đường

Hà Nội đã từng xuất hiện nhiều vụ tai nạn giao thông do người đi bộ dưới lòng đường.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Giảng viên Trường Đại học GTVT cho rằng, việc sử dụng vỉa hè đã từng được lãnh đạo TP quan tâm và có nhiều chiến dịch để trả lại cho người đi bộ. Tuy nhiên, lâu nay tình trạng này lại diễn ra trên khắp các tuyến phố, ngõ nhỏ. "Đã đến lúc, TP cần có chiến dịch để lập lại trật tự đô thị, không thể để trung tâm Thủ đô lại diễn biến nhếch nhác như này".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.