• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Hà Nội: Ùn tắc lan ra... ngoại thành

19/03/2018, 16:12

Nhiều tuyến ngoại thành, cách xa khu vực trung tâm nội đô vẫn thường xuyên ùn tắc do bất cập hạ tầng giao thông...

13

Khu vực cầu Mai Lĩnh (Đồng Mai, Hà Đông) luôn là điểm nóng gây ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm

Tắc đường như... cơm bữa

Ngày 14/3, có mặt trên đoạn đường từ bến xe Yên Nghĩa đến cầu Mai Lĩnh (dài khoảng 4km) - khu vực theo thống kê của địa phương là có tới 5 - 6 điểm đen ùn tắc và thường xảy ra tai nạn, PV Báo Giao thông ghi nhận có hàng chục ngã 3, ngã 4 nhưng không có đèn tín hiệu. Biển báo giao thông cũng chưa được lắp đặt...

Theo tìm hiểu của PV, từ ngày đường Lê Văn Lương kéo dài (nay là đường Tố Hữu) được mở rộng, mỗi ngày hàng nghìn người dân từ các huyện Chương Mỹ, Xuân Mai... lưu thông qua địa phận cầu Mai Lĩnh (Đồng Mai - Hà Nội), sau đó qua đường Nghĩa Bình lên đê Yên Nghĩa rồi theo đường Tố Hữu vào trung tâm. Lượng phương tiện tăng đột biến gây áp lực lớn giao thông trên tuyến. Trong giờ cao điểm sáng, chiều, trục đường QL6 đoạn từ ngã ba Biên Giang ùn ứ cả km, đến tận ngã tư Đồng Mai - QL6 - Yên Nghĩa. Nhiều người dân phải “chôn chân” đến cả 30 phút.

Một điểm “nóng” ùn tắc khác cũng chưa có dấu hiệu thuyên giảm là khu vực cầu Tó và đường 70 qua địa phận huyện Thanh Trì. Dù các lực lượng CSGT, TTGT thường xuyên túc trực, phân luồng nhưng gần như ngày nào đường cũng tắc. Những ngày gần đây, Sở GTVT đã tổ chức phân luồng 1 chiều ô tô khu vực cầu Tó và 2 bên đường Kim Giang, tuy nhiên do cầu và đường quá hẹp, nhiều chỗ xuống cấp chưa được sửa chữa càng khiến người tham gia giao thông lúng túng.

Em Nguyễn Thị Nga, sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội bức xúc: “Vào giờ cao điểm, đi ở đây còn khổ hơn nhiều tuyến đường trung tâm thành phố do thường xuyên ùn tắc kéo dài”.

Tiếp tục lưu thông qua trục đường QL21B hướng đi ra các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa..., PV chứng kiến hàng đoàn xe tải rầm rập chở nguyên vật liệu xây dựng tấp nập qua lại. Tuy nhiên, tại các ngã ba, ngã tư của trục đường này vẫn chưa được lắp đặt đèn tín hiệu để đảm bảo ATGT khiến giao thông rất lộn xộn, thường xuyên ùn tắc.

5h30’ chiều, có mặt tại đường Thanh Lãm, PV chứng kiến cảnh ùn tắc kéo dài theo hướng đi ra bến xe Yên Nghĩa. Dòng xe chôn chân đến hàng trăm mét. Không có lực lượng chức năng tại đây, một số người dân đã dừng xe, xuống đường thay nhau phân luồng.

Anh Hoàng Công Hùng đang đứng chờ đường “thông” chia sẻ: “Đây là trục đường chính nhưng chưa được quan tâm thích đáng. Thành phố cần quan tâm hơn đến đầu tư, lắp đặt các hệ thống an toàn để người dân lưu thông, chứ như hiện tại rất bất cập, gây nguy cơ cao xảy ra TNGT”.

Trên QL6 qua địa phận huyện Thanh Oai cũng tồn tại nhiều bất cập về tổ chức giao thông. Như đoạn QL6 - Cụm công nghiệp Thanh Oai hàng ngày có hàng vạn công nhân ra vào nhưng lại chưa được lắp đặt đèn tín hiệu. Mỗi lần vào đầu giờ sáng và giờ tan tầm các công nhân di chuyển ra đường thường xuyên bị ùn tắc. Đường Thạch Bích (Bích Hòa, Thanh Oai) - con đường dẫn về Chùa Hương (huyện Mỹ Đức) có lòng đường rộng khoảng 12m bị các tiểu thương chiếm dụng phần lớn để họp chợ hai bên ven đường. Cùng đó, các xe tải cũng nườm nượp chạy qua... khiến người tham gia giao thông rất lo lắng. Thời điểm có mặt, PV ghi nhận chợ họp kéo dài hai bên đường từ số 188 - 282 gần nhà thờ Thạch Bích thường xuyên xảy ra ùn tắc.

Bổ sung đèn tín hiệu, biển báo giao thông để giảm ùn tắc

Trao đổi với Báo Giao thông, Phó chánh Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội Lưu Xuân Bình cho biết, những năm gần đây ùn tắc và TNGT ở khu vực ngoại thành và các tuyến đường xa trung tâm có dấu hiệu tăng. Ban ATGT thành phố đã nhiều lần khảo sát và ghi nhận, đa phần các tuyến đường trên đều có những bất cập về cơ sở hạ tầng, chưa được bổ sung đèn tín hiệu giao thông, các biển cảnh báo cần thiết, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.

Cũng theo ông Bình, những nơi xảy ra xung đột nhiều, tới đây cần bổ sung đèn tín hiệu giao thông. “Đơn cử tại khu vực cầu Mai Lĩnh, chúng tôi nhận thấy ở đây có 2 đường nhánh, dẫn đến xung đột giao thông, nhất là khu vực từ Yên Nghĩa (lối lên QL6). Mật độ giao thông đi lại quá đông, nhiều đường nhánh mới mở... cần phải bổ sung đèn tín hiệu, biển báo, nếu không các khu vực này ùn tắc và TNGT sẽ tăng cao”, ông Bình nói.

Ông Trần Đăng Hải, Trưởng phòng Quản lý kết cấu công trình giao thông (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, Hà Nội đang có kế hoạch hoàn thiện hệ thống giao thông, tiến tới lắp đặt đèn tín hiệu ở các khu vực xa trung tâm TP, khu vực ngoại thành. “Chúng tôi đã yêu cầu Ban duy tu các công trình giao thông đi thực tế kiểm tra các nhiều tuyến đường ngoại thành. Khu vực, nút giao nào cần lắp đặt đèn tín hiệu, biển báo giao thông đều được ghi nhận, báo cáo Sở GTVT, UBND thành phố”, ông Hải nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.