• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Hà Nội quyết xóa bến Mỹ Đình và Nước Ngầm, xây bến Yên Sở

15/11/2018, 10:00

Trao đổi với Báo Giao thông, ngày 14/11, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội khẳng định thành phố vẫn cho xây dựng bến xe...

6

Theo quy hoạch, bến xe Nước Ngầm sẽ được chuyển đổi công năng thành đầu mối giao thông công cộng kết hợp bãi đỗ xe - Ảnh: Khánh Linh

Không theo góp ý ngành chức năng

Bộ GTVT vừa có Văn bản số 12222 góp ý về đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe và trạm dừng nghỉ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030. Trong đó, Bộ GTVT nêu quan điểm Hà Nội không nên đưa toàn bộ các bến xe liên tỉnh ra VĐ4 mà cần có sự kết nối phù hợp tuyến cố định với khu vực tiệm cận trung tâm như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản... đã thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại. Đồng thời, các bến xe liên tỉnh hiện nay ở Mỹ Đình, Nước Ngầm... nên được quy hoạch ổn định và nâng cấp thành bến xe nhiều tầng.

Bộ GTVT cũng cho rằng, Hà Nội không nên xây dựng mới các bến xe liên tỉnh có tính chất sử dụng không lâu dài, chỉ khai thác trong thời gian quá độ (như bến xe Yên Sở được nêu trong quy hoạch) để tránh lãng phí vốn đầu tư và ảnh hưởng đến quỹ đất của thành phố.

Đầu tháng 10/2018, UBND TP Hà Nội đã xin ý kiến của Bộ GTVT, Bộ Xây dựng về đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn 2050, để UBND thành phố làm cơ sở báo cáo HĐND phê duyệt.

Trong đồ án này, Hà Nội dự kiến quy hoạch 7 bến xe liên tỉnh gồm bến xe khách phía Bắc (ở Nội Bài), bến xe Đông Anh, bến xe Cổ Bi, bến xe phía Nam (tại huyện Thường Tín), bến xe Yên Nghĩa, bến xe phía Tây, bến xe Tây Bắc (Phùng). Ngoài ra, trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp giữa các bến xe hiện có và bến xe quy hoạch mới, Hà Nội dự kiến xây bến xe Yên Sở tại vành đai 3, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai với diện tích 3,2ha.

Mặc dù đồ án quy hoạch bến xe Hà Nội chưa trình HĐND phê duyệt song dự án xây dựng bến xe Yên Sở đã được thành phố phê duyệt, chủ đầu tư đã thi công lấp hồ, san lấp mặt bằng và ép cọc móng công trình.

Cũng góp ý cho quy hoạch của Hà Nội, Bộ Xây dựng đề nghị các bến xe phải có bán kính phục vụ, tính khả thi kết nối giao thông công cộng, cũng như tính toán kinh phí GPMB, đấu thầu công khai các dự án đầu tư bến xe.

Trao đổi với Báo Giao thông về những góp ý kể trên, ngày 14/11, ông Vũ Hà, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Bộ GTVT đã có những góp ý xác đáng để Sở GTVT Hà Nội hoàn thiện đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tuy nhiên, theo ông Hà, đồ án quy hoạch này được xây dựng dựa trên quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và quy hoạch GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259 năm 2011.

“Trong quá trình nghiên cứu lập đồ án đã được các cơ quan của TP Hà Nội phân tích, đánh giá tổng thể các yếu tố liên quan đến định hướng quy hoạch (theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và quy hoạch GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và định hướng phát triển đô thị đảm bảo tính kế thừa, đồng bộ giữa các đồ án quy hoạch và hướng tới phát triển bền vững cũng như đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài”, ông Hà nói.

Riêng đối với bến xe Mỹ Đình, bến xe Nước Ngầm, theo ông Hà, hiện nay có vị trí nằm sát đường VĐ3 là khu vực lõi của đô thị trung tâm. Về lâu dài, việc tiếp tục duy trì các bến xe khách này không còn hợp lý. Căn cứ vào các quy hoạch đã được phê duyệt cũng như tình hình thực tế tại các bến xe khách liên tỉnh này sẽ từng bước được thay thế bằng các bến xe khách liên tỉnh theo quy hoạch được đầu tư tại khu vực đường VĐ4.

“Bến xe Mỹ Đình và bến xe Nước Ngầm về lâu dài được quy hoạch là đầu mối giao thông công cộng kết hợp bãi đỗ xe”, ông Vũ Hà nói.

Quyết xây dựng bến xe khách Yên Sở

Liên quan đến việc xây dựng bến xe khách Yên Sở, ông Hà cũng cho rằng, Hà Nội căn cứ vào tình hình thực tế đối với khu vực cửa ngõ phía Nam TP đang quá tải về lưu lượng giao thông, nhu cầu đi lại vẫn tiếp tục tăng cao, việc tổ chức, điều hành giao thông tại hai bến xe khách đang khai thác là bến Nước Ngầm và bến Giáp Bát đang rất khó khăn, phức tạp. Trong khi đó, bến xe khách chính là đầu mối phía Nam (khu vực Ngọc Hồi - đường vành đai 4) chưa được đầu tư hình thành theo quy hoạch. Từ thực tế nêu trên, việc tiếp tục quy hoạch bến xe khách Yên Sở là bến xe khách trung hạn là rất cần thiết và cần sớm triển khai đầu tư nhằm giảm tải áp lực giao thông cho khu vực phía Nam.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng thông tin, vị trí khu đất xây dựng bến xe khách Yên Sở đã được xác định, cân đối cụ thể trong đồ án quy hoạch phân khu đô thị H2-4 được UBND TP Hà Nội phê duyệt đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và quy hoạch GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc đầu tư bến xe khách Yên Sở được thực hiện theo hình thức xã hội hóa và nhà đầu tư chịu trách nhiệm bỏ 100% kinh phí xây dựng.

Nói về tiến độ xây dựng BX Yên Sở, ông Vũ Hà cho biết, hiện tại nhà đầu tư đang triển khai các thủ tục đầu tư theo chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để tới đây sẽ khởi công.

Tìm hiểu của PV, bến xe khách Yên Sở được thiết kế gồm tòa nhà hình tròn 3 tầng, diện tích 2.000m2, công suất 1.000 xe mỗi ngày. 

Nhiều điểm bất hợp lý khi xây dựng bến xe Yên Sở

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Trong văn bản, trung tâm này cũng chỉ ra 5 bất hợp lý khi Hà Nội xây dựng bến xe Yên Sở:

Thứ nhất, sự thay đổi bất ngờ từ chủ trương đầu tư xây dựng bến xe khách Thanh Trì thành dự án xây dựng bến xe khách Yên Sở; Thứ hai, liên quan đến căn cứ pháp lý xác định chủ trương đầu tư dự án không tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai và đấu thầu; Thứ ba, về thời hạn lên tới 50 năm trái với quy định thời hạn trung hạn khoảng 10 năm theo Quyết định số 7283; Thứ tư, về quy mô dự án Công ty CP BX Thanh Trì xây dựng mô hình bến xe hỗn hợp không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bến xe, bãi đỗ xe như dự án; Thứ năm, việc đầu tư xây dựng bến xe không tuân thủ mục tiêu xây dựng hệ thống GTVT hoàn thiện đáp ứng được các tiêu chí: Bền vững, hiện đại, đồng bộ trên cơ sở định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.