• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Hà Nội còn bao nhiêu "điểm đen" tai nạn giao thông?

25/07/2019, 08:30

Sở GTVT Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay đã xử lý dứt điểm 15 "điểm đen" có nguyên nhân tai nạn do hạ tầng...

Hà Nội còn 6 "điểm đen" gây tai nạn giao thông - Ảnh minh họa

Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, bằng các giải pháp như bổ sung biển báo, gờ giảm tốc, điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông, sơn phản quang mặt đường, cắm cọc tiêu phản quang bằng cao su... Sở này đã xử lý dứt điểm 15/21 "điểm đen" có nguyên nhân tai nạn do hạ tầng.

"Các điểm đen đã được xử lý dứt điểm như: Ngã ba Yên Phụ - Cửa Bắc đến ngã ba Yên Phụ - Hàng Than, ngã tư Thạch Bàn - Cổ Linh và ngã tư Ngô Gia Tự - Nguyễn Cao Luyện (quận Long Biên), ngã tư Phạm Hùng - Đỗ Đức Dục (quận Nam Từ Liêm); đường Trường Sa (đoạn thuộc xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh)... Đây đều là các khu vực có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao. Một số khu vực có nhiều xe khách và xe tải trọng lớn lưu thông", ông Tuấn nói.

Cũng theo Sở GTVT Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện còn tồn tại 6 "điểm đen" TNGT. Trong đó, đáng chú ý là đoạn từ Km24+100 đến Km24+300 trên QL21B thuộc huyện Ứng Hòa đã sơn tim đường, bố trí biển báo đầy đủ, nhưng chưa có gờ giảm tốc và hệ thống chiếu sáng. Một số đoạn tuyến trên QL1A thuộc huyện Thường Tín mặt cắt đường nhỏ (9m), nhưng cứ khi hết giờ cao điểm lại có nhiều xe tải lớn lưu thông nhằm tránh bị thu phí tại trạm thu phí đường Pháp Vân - Cầu Giẽ...

Khẳng định sẽ xóa toàn bộ điểm đen gây TNGT trong thời gian tới, ông Ngô Mạnh Tuấn cho biết, Sở GTVT Hà Nội đã lên kế hoạch, đề xuất phương án xử lý dứt điểm 6 điểm này trong thời gian từ nay đến cuối năm 2019. Cùng đó, thường xuyên phối hợp với Công an thành phố rà soát, cập nhật nhằm có giải pháp khắc phục, xử lý kịp thời các điểm mất an toàn về giao thông mới phát sinh để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Thông tư 26 quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác, tiêu chí xác định "điểm đen" là tình hình TNGT xảy ra trong một năm, thuộc một trong các trường hợp sau: 2 vụ TNGT có người chết; 3 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 1 vụ có người chết; 4 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương. Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn TNGT là hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng tổ chức giao thông và xung quanh vị trí có yếu tố gây mất an toàn giao thông; trong một năm xảy ra 5 vụ va chạm trở lên, hoặc có ít nhất 1 vụ tai nạn nhưng chỉ có người bị thương.

Trước đó, nhằm thực hiện mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông từ 5-10% trên cả 3 tiêu chí, tại văn bản số 3057, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan bên cạnh tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, thường xuyên rà soát, điều chỉnh tổ chức giao thông phù hợp, phải tập trung khắc phục các "điểm đen" còn tồn tại cũng như kịp thời xử lý các điểm mới phát sinh trong năm 2019. Trong đó, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo khẩn trương rà soát, xử lý các "điểm đen", điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông; bổ sung đầy đủ biển báo hiệu, gờ giảm tốc, bảo đảm tầm nhìn, bán kính đường cong, đặc biệt tại các vị trí giao cắt giữa các tuyến đường liên huyện, liên xã, đường giao thông nông thôn với các tuyến đường cấp cao hơn; chủ trì thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí giao cắt giữa đường sắt và hệ thống đường do địa phương quản lý...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.