• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Giữa Thủ đô vẫn còn nhiều điểm ùn tắc do... đèn giao thông

19/04/2018, 07:05

Trực tiếp đi trên nhiều tuyến đường Hà Nội, PV Báo Giao thông ghi nhận tình trạng bất hợp lý tại nhiều nút đèn...

12

Nút giao Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương rơi vào cảnh ùn tắc do lượng đèn tín hiệu đỏ được thiết lập rất dài - Ảnh: Tạ Tôn

Ùn tắc do đèn xanh quá ngắn

Tại khu vực nút giao Trần Duy Hưng - Khuất Duy Tiến - đại lộ Thăng Long, theo quan sát của PV, nếu muốn đi từ Trần Duy Hưng rẽ trái ra Khuất Duy Tiến, chỉ chưa đầy 150m người tham gia giao thông phải đi qua 3 nút đèn tín hiệu. Đáng chú ý, trong 3 nút đèn này, có 2 nút đèn đỏ dài tới 90 giây, trong khi đèn xanh chỉ 30 - 35 giây. Điều này dẫn đến tình trạng người đi đường vừa qua được nút thứ nhất đã gặp đèn đỏ ở nút thứ 2, buộc phải đứng chờ, gây ùn ách tại khu vực này. Qua được nút đèn thứ 2 thì lại “chôn chân” chờ đèn đỏ ở nút thứ 3.

Đơn cử, lúc 17h, lượng phương tiện dồn về đường Khuất Duy Tiến, với sự bố trí đèn tín hiệu như trên lượng người qua các nút giao đều rất khó khăn, khiến ùn tắc kéo dài hàng 500m từ Cổng số 1 Trung tâm Hội nghị Quốc gia đến ngã tư Trần Duy Hưng - Khuất Duy Tiến - đại lộ Thăng Long. Phía trên lối xuống của đường VĐ3 cũng bị tê liệt vì phía dưới đường ùn tắc. Tạo ra khung cảnh vừa lộn xộn, vừa ùn tắc.

Đội Đèn tín hiệu, Trung tâm Điều khiển giao thông (Phòng CSGT, CA TP Hà Nội) đang quản lý hơn 370 nút đèn với 230 nút kết nối, truyền tải dữ liệu về trung tâm.

Tiếp tục đi khoảng 100m hướng Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển, các phương tiện lại đối mặt với nút giao trên đường Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương với số giây đèn đỏ là 99 giây, đèn xanh 30 giây. Lưu lượng phương tiện qua đây rất đông nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ. Các phương tiện bị ùn tắc từ phía dưới không thể “chôn chân” liền phóng lên vỉa hè để có thể tiến lên trước các phương tiện dưới lòng đường, khi đèn xanh có thể mau chóng qua nút giao mà không phải chờ đợi nhiều nếu như tuân thủ đúng Luật GTĐB.

Chị Nguyễn Thị Trà, người dân đang lưu thông trên đường Khuất Duy Tiến bộc bạch: “Thường xuyên đi qua khu vực này mình thấy đèn tín hiệu rất bất hợp lý, đèn xanh quá ngắn trong khi lưu lượng quá đông, thường xuyên ùn tắc. Qua được 4 nút đèn trên đường Khuất Duy Tiến mình cũng mất khoảng 20 phút vì lượng đèn xanh quá ngắn, phải chờ nhiều nhấp đèn mới qua được”.

Thượng úy Nguyễn Mạnh Tùng, Đội CSGT số 6 cho biết, thời gian qua các phương tiện lưu thông qua đường Khuất Duy Tiến thường đi qua dải phân cách cấm quay đầu trên đại lộ Thăng Long có nguyên nhân từ số giây đèn xanh của đèn tín hiệu quá ngắn. “Chúng tôi cũng thường xuyên xử phạt, trực để chặn các phương tiện nhưng chưa kiểm soát được vì lực lượng mỏng, giờ cao điểm hay phải phân luồng”, Thượng úy Tùng nói.

Tương tự, có mặt tại nút giao Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết - Nguyễn Hoàng, PV cũng chứng kiến một trạng thái giao thông nháo nhác, lộn xộn do các phương tiện không đủ “kiên nhẫn” chờ đèn tín hiệu. Cụ thể, do ngay sát bến xe Mỹ Đình, cung đường hướng Phạm Hùng - Nguyễn Hoàng luôn có mật độ phương tiện lưu thông khổng lồ. Tuy vậy, tại đây, trong khi đèn xanh chỉ được thiết lập 30 giây, thì thời lượng đèn đỏ lại lên tới 126 giây. Thậm chí, các dòng xe di chuyển hướng Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng còn thường xuyên bị “lấn sân”, chặn đầu bởi các phương tiện đứng tràn lên chờ đèn rẽ.

Den do 1

 

Cần nghiên cứu khoa học

Liên quan đến việc thiết lập đèn tín hiệu, Đại úy Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Đội trưởng Đội Chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông (Phòng CSGT, CA TP Hà Nội) cho biết, các nút đèn tín hiệu đã được đơn vị phối hợp với các đội CSGT cơ sở nghiên cứu, thiết lập chu kỳ phù hợp, tối ưu theo từng khung giờ (cao điểm, thấp điểm, ban ngày và ban đêm), dựa trên các yếu tố lưu lượng phương tiện, cấu trúc hình học của nút, bề rộng mặt đường, năng lực thông qua của nút, chiều dài hàng chờ đèn qua nút... để căn chỉnh cho phù hợp.

Như tại ngã tư Trần Duy Hưng - đại lộ Thăng Long - Phạm Hùng, Đại úy Hùng cho biết, hệ thống đèn tín hiệu ở đây liên tục được theo dõi, thay đổi, bổ sung để phù hợp với nhu cầu thực tế. Mới đây nhất, để gia tăng khả năng lưu thông cho các xe ô tô, kéo giảm nguy cơ ùn tắc, đơn vị đã đề xuất phương án cấm xe máy ở làn rẽ lớn và lắp đặt một khu vực đèn tín hiệu ở làn rẽ lớn hướng đại lộ Thăng Long.

Trao đổi với Báo Giao thông, chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, trên địa bàn TP Hà Nội vẫn còn rất nhiều khu vực đèn tín hiệu có thời lượng chưa hợp lý. Việc phân chia thời gian của lực lượng chức năng còn thiếu cân đối.

“Đơn cử như tại nút giao Trần Khát Chân - Bạch Mai (hướng về Đại Cồ Việt), thời gian đèn đỏ được cài đặt lên đến 120 giây trong khi đèn xanh chỉ vỏn vẹn 14 giây. Thời lượng ít ỏi này dồn áp lực lên tuyến cầu vượt phía trên đồng thời “thúc” người dân vi phạm luật như dừng xe chờ đèn trên vạch kẻ đường của người đi bộ, phóng nhanh vượt ẩu để không phải chờ đèn đỏ thậm chí là vượt đèn đỏ”, TS. Thủy phân tích.

Cũng theo TS. Thủy, việc xác định thời lượng đèn xanh, đèn đỏ là một bài toán khoa học. Mỗi khu vực đèn là một đề tài cần có sự khảo cứu chi tiết dựa trên sự phối hợp của lực lượng CSGT, Sở GTVT Hà Nội hoặc chuyển qua các viện nghiên cứu (nếu có kinh phí) theo dõi mật độ tham gia giao thông, lưu lượng qua lại các ngã tư lớn để căn chỉnh mức thời gian hợp lý vào mỗi khung giờ cao điểm, thấp điểm hoặc mỗi hướng di chuyển.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.