• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Phát triển - Kết nối

Giao thông tốt giúp người Tây Nguyên phát triển nghề truyền thống

14/10/2021, 08:00

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Lâm Đồng, giao thông nông thôn thúc đẩy người nông dân phát triển nghề truyền thống, đặc biệt nghề dâu tằm tơ nơi đây.

Đến nay, kết cấu hạ tầng nông thôn của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn vừa qua đã được đầu tư tương đối đồng bộ, diện mạo nông thôn được xác định rõ ràng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, văn hóa và môi trường nông thôn chuyển đổi tích cực.

Mạng lưới giao thông tốt đã thúc đẩy bà con nông dân phát triển nghề truyền thống. Thời gian vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ và ngược lại đã được rút ngắn hơn nhiều so với trước, ngoài ra, đến nay 100% điện thoại về xã, điện chiếu sáng vào tận nhà dân...

Toàn tỉnh có 432 công trình thủy lợi, trong đó có 48 công trình do cấp tỉnh quản lý; 384 công trình cấp huyện quản lý. 87 đập mạnh; 19 bơm; kênh mương khoảng 1.200 km; 92 đập; 12 kênh tiểu; hệ thống công ty trên máy chủ cấp nước cho khoảng 45,649 ha đất canh tác, tương ứng khoảng 60,014 ha đất trồng trọt.

Đến hết năm 2020, có 111/111 xã đạt tiêu chí về thủy lợi (đạt 100%). Hệ thống nước sinh hoạt nông thôn đến nay cũng có tới 256 công ty cấp nước sinh hoạt nông thôn, tỷ lệ người dân của nông thôn được sử dụng hợp pháp nước sinh đạt 90%.

Với việc phát triển hạ tầng giao thông tại Lâm Đồng tốt đã mở ra cơ hội phát triển tốt hơn nữa với nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm nơi đây.

Gia đình bà Nguyễn Thị Dung (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) làm giàu bằng nghề trồng dâu nuôi tằm.

Thăng trầm nghề truyền thống

Tại Lâm Đồng có một xã gần như 100% dân số là dân quê gốc từ tỉnh Nam Định, đó là xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng. Những năm 80 mươi của thế kỷ trước, nghe tiếng gọi tổ quốc họ tình nguyện từ huyện Trực Ninh, Hải hậu, Nghĩa Hưng lên đây lập nghiệp. Khi ấy họ mang theo vốn là 2 nghề trồng lúa và trồng dâu nuôi tằm.

Sau nhiều tháng khai hoang, có nhiều hộ bắt đầu trồng dâu phát triển với nghề truyền thống. Đất tốt, dâu lá xanh to ai cũng thích, nhưng khí hậu ở đây hoàn toàn khác miền Bắc nên nuôi tằm thường xuyên thất bại.

Ông Nguyễn Văn Thái, một người sống hơn 40 năm bằng nghề trồng dâu nuôi tằm tâm sự. “Ngày mới vào đây, chúng tôi phải về tận quê để mua trứng mang vào tự ủ lạnh, chờ ngày tằm nở. Rồi chăm sóc, từ "ăn mốt" cho đến "ăn lên" khoảng 7 ngày sau tằm chín, nó mới làm tổ. Khi đó mình đan những cái né rơm, bỏ con tằm chín vào đó, cho nó làm tổ. Khi tằm làm tổ nhiệt độ lúc nào cũng phải nóng hơn 30 độ C, mà thời tiết ngày ấy quá lạnh nên chúng tôi phải làm bếp than để sấy tổ cả ngày lẫn đêm”.

Nếu nghề nuôi tằm ở miền Bắc chỉ nghỉ đông 3 tháng thì ở Lâm Đồng khí hậu lạnh gần như quanh năm, những năm ấy, người dân luôn luôn thất bại bằng nghề này và hầu hết đã bỏ nghề, để đi làm ghề khác.

Cầm trong tay nắm lá dâu đang hái dở, bà Nguyễn Thị Dung (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) vui mừng cho biết: “Vài năm trở lại đây, nhờ giá kén tằm cũng khá cao nên chúng tôi đã thoát cảnh đói nghèo, túng thiếu. Với 2.000m2 đất trồng dâu tằm, gia đình bà Dung nuôi liên tục, gối đầu và có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm”.

Ông Lê Quang Thôn (chồng bà Dung) gần đó tiếp lời: “Những năm trước đây, làm ăn đâu có để dư được đồng nào, từ năm 2016, thấy nghề trồng dâu, nuôi tằm được nên tôi đã bàn với vợ phá 2 sào đất trồng cà phê để trồng dâu giờ mới thấy quyết định của mình là đúng”.

Cũng theo ông Thôn, ngày xưa người nuôi nằm phải tự làm từ công đoạn trước nở đến ươm tơ, rồi chọn tổ tốt để nở, cho thụ trứng, đẻ lấy trứng. Nhưng nay, đã có các cơ sở giống làm thay. Thậm chí người ta nuôi cho mình từ lúc nhỏ, đến khi ăn lên mình mới mua về, nuôi thêm 7 ngày nữa là chúng làm tổ. Ngày xưa nuôi hơn 1 tháng một lứa tằm, nay một tháng 2 lứa. Người nuôi tằm bây giờ nhàn hơn, thu nhập cao hơn, ổn định hơn.

Thu nhập hơn 100 triệu/năm

Anh K’Tiêu (thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà) cũng có của ăn, của để, dành được tiền gửi xuống TP.HCM cho 3 người con ăn học. “Thấy nhiều người ở địa phương nuôi tằm rất ổn nên tôi đã quyết định đầu tư chuyển đổi 2.000 ruộng trồng lúa và 2.000m2 đất trồng cà phê đã già cỗi để trồng dâu siêu cành.

16 ngày nuôi là có kén để thu, nhà tôi lại nuôi liên tục gối đầu nên có tiền tiêu xài hàng tháng, dư thì đầu tư thêm phân bón vào vườn cà phê. Ngoài ra, phân tằm cũng được tôi tận dụng bón lại cho cây dâu nên rất tốt”, anh K’Tiêu chia sẻ.

Đồng bào thiểu số ổn định cuộc sống, làm giàu từ nghề nuôi tằm

Hiện nay, giá kén tằm tại Lâm Đồng giao động từ 150 - 160 ngàn đồng/kg nên thu nhập của người dân khá ổn định. Bên cạnh đó, kỹ thuật, công cụ nuôi tằm đơn giản và rẻ nên giá thành đầu tư của người dân cũng thấp so với các ngành nghề khác.

Hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm đang phát triển rộng ở 11 huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng với tổng diện tích dâu khoảng 6.800ha (chiếm gần 67% diện tích dâu cả nước). Chính vì thế, địa phương đang đẩy mạnh ngành tơ tằm theo hướng sản xuất hiệu quả, hình thành vùng nguyên liệu dâu tằm ổn định với diện tích dự kiến 10.000ha vào năm 2023 với sản lượng kén khoảng 14.000 tấn.

Đại diện lãnh đạo UBND thị trấn Đinh Văn cho biết, trên địa bàn thị trấn đã có khoảng 1.000 hộ dân người dân tộc thiểu số K’ho chuyển sang trồng dâu nuôi tằm trong thời gian qua. Đến nay, địa phương không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Người dân đã biết áp dụng mô hình trồng dâu nuôi tằm theo kỹ thuật và giống mới để nâng cao thu nhập.

“Hiện nay, chính quyền thị trấn Đinh Văn đang hỗ trợ cho các hộ chuyển đổi từ cây trồng khác sang cây dâu 500.000 đồng/sào để bà con có kinh phí đầu tư giống, mua phân bón chăm sóc dâu. Bên cạnh đó, địa phương đang tạo chuỗi liên kết, tìm doanh nghiệp để cùng đầu tư bao tiêu sản phẩm giúp bà con ổn định sản xuất”, vị lãnh đạo này cho biết.

Trong khi đó, ông Ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản Lâm Đồng cho biết, hiện địa phương đang triển khai đề án phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ giai đoạn 2019 - 2023. Bên cạnh đó, tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên đã sản xuất được giống tằm lưỡng hệ quanh năm với chất lượng tốt hơn so với cả nước cũng như một số quốc gia trong khu vực.

Hơn mười năm qua, sản xuất dâu tằm tơ cả nước đã khắc phục tình trạng suy giảm liên tục trong nhiều năm trước đó. Kết quả tính riêng trong năm 2019, tổng sản lượng kén khu vực Tây Nguyên đạt khoảng 10.170 tấn, chiếm gần 85,8% tổng sản lượng kén cả nước. Đây là lợi thế lớn của Tây Nguyên đang tiếp tục phát huy nhân rộng trong những năm trước mắt và thời gian lâu dài.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng sản lượng tơ tằm Việt Nam tăng từ 680 tấn lên 1.207 tấn, trở thành 1 trong 5 cường quốc tơ tằm của thế giới - sau Trung Quốc, Ấn Độ, Uzbekistan và Thái Lan.

Dự báo trong những thập niên tới, dâu tằm tơ là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam với tiềm năng mở rộng “thị trường kép” từ trong nước vươn ra thế giới. Đây là những cơ hội lớn đồng hành với những thách thức không nhỏ, đòi hỏi ngành dâu tằm tơ Việt Nam (chiếm phần lớn ở khu vực Tây Nguyên) cần chủ động nắm bắt để triển khai các giải pháp phát triển toàn diện, bền vững hơn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.