• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Giao thông thủy lòng hồ bỏ ngỏ quy định an toàn

22/05/2014, 16:32

Chủ phương tiện hoạt động giao thông thủy giữa các lòng hồ thủy điện thuộc khu vực huyện Sa Thầy (Kon Tum) gần như "nói không" với các quy định về an toàn trong khi chính quyền địa phương...

Hầu hết thuyền đi lại trên hồ thủy điện không có các phương tiện bảo đảm ATGT đường thủy
Hầu hết thuyền đi lại trên hồ thủy điện không có các phương tiện bảo đảm ATGT đường thủy


Ban ATGT tỉnh Kon Tum vừa tổ chức đoàn kiểm tra công tác đảm bảo trật tự ATGT đường thủy nội địa tại huyện Sa Thầy, địa bàn có tới 5 hồ thủy điện lớn nhỏ Yaly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4 và Pleikrông. 


Theo quan sát của PV Báo Giao thông, hàng ngày, nhiều người dân sử dụng phương tiện tự chế tạo như ghe bằng tôn, thuyền độc mộc đi ven hồ thủy điện để lên nương rẫy hay đánh bắt cá tại lòng hồ. 


Đáng nói là chính quyền địa phương tại địa bàn trọng điểm về giao thông thủy này của Kon Tum lại gần như không quan tâm đến hoạt động này dù tại đây vẫn xảy ra tai nạn. Thượng tá Nguyễn Văn Chất - Phó công an huyện Sa Thầy cho biết, năm 2013 có 1 người dân bị thiệt mạng do lật thuyền khi nước lớn đổ về tại hồ Yaly, địa phận Kon Tum. Trước đó, cũng có một vụ bị lật thuyền do gió lớn. Thế nhưng, ông Chất lại cho rằng: “Trường hợp này chết là tai nạn lao động. Ở đây có thuyền bè chi mà tai nạn đường thủy. Các loại thuyền độc mộc và thuyền tự chế bằng tôn chuyên chở khoảng 2 đến 3 người dân không được gọi là phương tiện đường thủy”.


Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Lâm - Trưởng phòng kinh tế Hạ tầng huyện Sa Thầy thừa nhận, hiện nay chưa có số liệu thống kê cụ thể về số lượng các phương tiện đang hoạt động trên các lòng hồ. Huyện đã triển khai công tác tuyên truyền cho người dân nhưng chưa có trường hợp nào đến đăng ký phương tiện đi lại. Và khi ngồi trên các phương tiện thủy hầu như không có ai được trang bị áo phao để phòng, chống đuối nước. 


Trước đây, UBND huyện Sa Thầy đã trang bị cho xã một chiếc canô Yamaha trị giá 250 triệu đồng để giúp cơ quan chức năng có phương tiện để tuần tra, ứng cứu rủi ro trong khu vực lòng hồ xã Yaly. Nhưng đến nay chiếc canô được kéo lên bờ, chỉ dùng khi.... đi tham quan hồ Yaly. “Chúng tôi chỉ cần đem đến 30 - 40 lít dầu là có thể đi chơi”, ông Chất - Phó công an huyện Sa Thầy nói. 

 
Khẳng định lãnh đạo huyện Sa Thầy quá chủ quan, ông Phan Hữu Phước - Phó Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Kon Tum cho rằng, so với những huyện có sông nước, Sa Thầy là huyện không có quy hoạch bài bản. Các loại báo cáo thống kê đều không có. Công tác tuyên truyền không đạt yêu cầu nên người dân không đăng ký phương tiện và  không sử dụng áo phao hay bất kỳ dụng cụ an toàn nào khi lưu thông trên lòng hồ. 

Vĩnh Yên
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.