• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Giải pháp ATGT khu vực Tây Nguyên

26/06/2015, 05:45

Đường HCM qua Tây Nguyên và tỉnh Bình Phước hoàn thành, đẹp, êm thuận nhưng nguy cơ TNGT đang có chiều hướng gia tăng.

32
Đường HCM đẹp nhưng tiềm ẩn nguy cơ TNGT nếu các lái xe không chấp hành các quy định đảm bảo ATGT khi lưu thông

Đường HCM qua Tây Nguyên và tỉnh Bình Phước hoàn thành, đẹp, êm thuận nhưng nguy cơ TNGT đang có chiều hướng gia tăng. Để chủ động tìm giải pháp kéo giảm TNGT, ngày mai (27/6), Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức Hội nghị triển khai “Kế hoạch tăng cường đảm bảo TTATGT trên địa bàn Tây Nguyên” và “Ngày hội ATGT các dân tộc Tây Nguyên 2015”. 

Đảm bảo tính mạng con người là trên hết

Nhằm góp phần bảo đảm TTATGT trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, ngăn ngừa và giảm thiểu TNGT, đặc biệt sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác toàn tuyến Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (HCM) đoạn qua Tây Nguyên và một số quốc lộ trọng điểm, Ủy ban ATGT Quốc gia kết hợp với Ban ATGT các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức nhiều kế hoạch tăng cường đảm bảo TTATGT và siết chặt công tác quản lý Nhà nước về hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Trong khuôn khổ “Ngày hội ATGT các dân tộc Tây Nguyên 2015”, Quỹ Chung tay vì ATGT của Báo Giao thông sẽ trao 20 suất quà, mỗi suất 2 triệu đồng cho các đối tượng là con, hoặc thân nhân của những người bị tử nạn vì TNGT và người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 

Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với các Sở GTVT, Ban ATGT các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, phát động buổi lễ ký cam kết “Triển khai công tác vận động, tuyên truyền, bảo đảm TTATGT trên địa bàn Tây Nguyên”. Tham gia buổi lễ có đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT các tỉnh Tây Nguyên và đông đảo người dân Tây Nguyên. Ủy ban ATGT Quốc gia đã phát động nhiều chương trình nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về TTATGT, các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên góp phần vào công tác đảm bảo TTATGT và giảm thiểu TNGT, đặc biệt là người dân sinh sống tại các địa phương có tuyến đường QL14 - đường HCM qua Tây Nguyên và tỉnh Bình Phước.

Cũng trong buổi lễ, Ủy ban ATGT Quốc gia tặng quà cho 15 đội thanh niên xung kích tham gia bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tặng 1 nghìn MBH đạt chuẩn cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Tập huấn kiến thức thi lái xe mô tô, xe gắn máy, diễu hành tuyên truyền giao thông khu vực nông thôn.

Nhiều giải pháp được thực hiện

Nằm trong kế hoạch của Ủy ban ATGT Quốc gia về “Tăng cường đảm bảo TTATGT trên địa bàn Tây Nguyên” và “Ngày hội ATGT các dân tộc Tây Nguyên 2015”, Ban ATGT các tỉnh có các tham luận đề cập đến công tác bảo đảm ATGT trên tuyến đường HCM qua địa phương và nhiều giải pháp góp phần kéo giảm TNGT. Đơn cử, trong tham luận “Tăng cường quản lý phương tiện tự chế tham gia giao thông; nâng cao chất lượng đào tạo cấp GPLX hạng A1, A4 cho đồng bào dân tộc thiểu số”, Ban ATGT tỉnh Đắk Lắk cho biết: Hiện dân số của tỉnh có 1.827.786 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 637 nghìn người, chiếm 35,3%, nhưng chủ yếu sống ở vùng sâu, vùng xa để làm nông nghiệp. Vì vậy, trình độ văn hóa đa số còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, vì sinh hoạt và sản xuất, đồng bào dân tộc thiểu số có nhu cầu rất lớn trong việc điều khiển phương tiện xe mô tô hai bánh và xe máy kéo nhỏ tham gia giao thông.

Tính tới ngày 15/6/2015, toàn tỉnh Đắk Lắk có 1.116.434 xe cơ giới các loại, trong đó: xe mô tô và xe máy là 998.973 chiếc; ô tô 36.500 chiếc; xe máy chuyên dùng 2.150 chiếc; máy kéo nhỏ (máy cày càng) 78.808 chiếc. Ngoài số mô tô hai bánh phục vụ cơ bản nhu cầu đi lại của người dân, thì những chiếc máy kéo nhỏ phục vụ cho vận chuyển, chăm sóc cây nông nghiệp, công nghiệp tham gia giao thông tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT trên các tuyến đường. Điều đáng nói, đây là phương tiện cơ giới chủ lực đối với người làm nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên.

Theo Sở GTVT Đắk Lắk, từ 1995 đến nay, Sở đã tổ chức đào tạo, sát hạch, cấp được 10.077 GPLX A4. Số GPLX hiện đang quản lý là 12.874 GPLX. Như vậy người có GPLX trên đầu phương tiện còn quá thấp, chiếm tỷ lệ 16,33%.

Nhằm giúp người dân có được sự hiểu biết và ý thức chấp hành tốt pháp luật ATGT, Sở GTVT đã phối hợp với các cơ sở sát hoạch lái xe tổ chức nhiều lớp học cho nhiều đối tượng là người đồng bào các dân tộc thuộc vùng sâu, vùng xa. Qua đó, năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đã tổ chức học, thi cấp được 8.107 GPLX A4 (năm 2014 cấp 7.324 GPLX).

Tương tự, với Chủ đề “Tăng cường công tác kiểm soát xe chở quá tải trọng trên đường HCM đoạn Tây Nguyên - Bình Phước”, tham luận của Ban ATGT tỉnh Bình Phước khẳng định: Trên địa bàn tỉnh có 2 tuyến quốc lộ huyết mạch đi qua là QL13, đường HCM (QL14) kết nối với các tuyến đường tỉnh, đường huyện nên mật độ xe chở hàng hóa lưu thông qua lại rất lớn, đặc biệt là các xe chở hàng quá tải trọng cho phép, làm hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông. Trước tình hình đó, Sở GTVT và Công an tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo lực lượng CSGT và TTGT tăng cường phối hợp TTKS, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xe chở quá tải trọng trên QL13, QL14 (đường HCM). Với sự nỗ lực, công tác kiểm soát tải trọng xe bước đầu đã đạt được một số mặt tích cực, hạn chế được tình trạng các phương tiện vận chuyển hàng quá tải trọng gây ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng đường bộ và gây mất TTATGT, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân trong việc ngăn chặn xe quá tải.

Cùng chung các giải pháp, Sở GTVT các tỉnh ”hứa” tiếp tục thành lập đoàn liên ngành để tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân tại các nguồn hàng đã ký cam kết mà còn thực hiện hành vi xếp hàng hóa lên ô tô vượt quá trọng tải thiết kế của xe. Phối hợp kiểm soát tải trọng phương tiện tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động và kiểm tra tải trọng xe bằng cân xách tay di động trên những tuyến đường trọng điểm, tăng cường tuần tra xử lý các ô tô tránh, vượt trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động.

Ngoài ra, siết chặt công tác quản lý cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ; Rà soát, cắm đầy đủ các biển báo tải trọng cầu, đường để người tham gia giao thông biết thực hiện và làm căn cứ để xử lý vi phạm quá tải trọng cầu, đường. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.