• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Già làng, trưởng thôn chung sức kéo giảm TNGT

01/07/2023, 22:19

Nhiều năm qua, các già làng, trưởng thôn ở Gia Lai đã góp công lớn trong tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân.

Gặp từng thanh thiếu niên "phá làng phá xóm"

Buôn Ji-xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) có 169 hộ dân với 813 nhân khẩu, trong đó có đến 99% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian gần đây, một nhóm thanh thiếu niên ở đây thường xuyên tụ tập, lôi kéo bạn bè chạy xe tốc độ cao, rú ga, nẹt pô, lạng lách đánh võng trên quốc lộ Trường Sơn Đông.

Sau những cuộc nhậu của nhóm thanh niên trong buôn, những tiếng nẹt pô lại xuất hiện. Những chiếc xe được độ chế với tiếng nổ chát chúa phóng trên đường khiến người dân cảm thấy bất an.

Già làng Rơ Mah Pếp (áo trắng) trò truyện với thanh thiếu niên địa phương.

Sau khi rà soát, nắm bắt danh sách các thanh thiếu niên càn quấy, Công an xã Krông Năng đã thông tin đến ông Ksor Djoang, một già làng uy tín ở buôn Ji. Theo chính quyền địa phương, già làng là người có uy tín nhất trong cộng đồng người dân tộc thiểu số. Tếng nói của họ có tác động lớn đến người dân địa phương.

Sau đó, ông Djoang cùng các đoàn thể của buôn và công an xã đến tận nhà các thanh thiếu niên này. Ngoài việc tuyên truyền các quy định về ATGT, ông còn phân tích về hệ lụy để lại sau TNGT.

"Tiếng nổ xe máy khiến ai cũng bức xúc. Việc lạng lách đánh võng, việc uống rượu, bia rồi điều khiển mô tô, xe gắn máy rồi có ngày gây ra hoạ lớn. Nhiều người chẳng may chết vì TNGT rồi để lại gia cảnh nheo nhóc. Có trường hợp gây TNGT khiến người khác tử vong, rồi bản thân họ phải đi tù, phải đền...", ông Djoang nói.

Cũng theo già làng Djoang, ngoài việc đền theo quy định pháp luật, phong tục đồng bào ở đây buộc gia đình người gây tai nạn phải có nghĩa vụ đền cho bị hại và bị làng phạt.

“Chúng tôi đã nghiêm túc phê bình các hành vi sai trái, đồng thời nhắc nhở các thanh thiếu niên khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. Mặt khác yêu cầu gia đình tuyệt đối không giao xe cho con em điều khiển khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe…”, già làng Djoang cho hay.

Già làng Djoang (đứng thứ 5 từ trái qua) cùng lực lượng công an tuyên truyền về ATGT.

Ở thôn Vòong Boong, xã Chư Răng (huyện Ia Pa), già làng Rơ Mah Pếp cũng là một trong những người có nhiều năm tích cực phối hợp với công an xã tuyên truyền, góp phần làm thay đổi nhận thức của thanh thiếu niên về ATGT.

Cũng giống như ông Djoang, ông Pếp rất nghiêm khắc. Thấy các gia đình mua xe máy cho con nhưng nhiều trường hợp nghịch ngợm, thích thể hiện, ông đã đến từng nhà để nói chuyện.

Với uy tín của mình, ông Pếp đã phân tích, phê bình các thanh thiếu niên có biểu hiện càn quấy và đề nghị gia đình tham gia quản lý, giáo dục con em.

Giải quyết nhiều vấn đề nổi cộm

Gia Lai có gần 1.000 già làng, thôn trưởng, người có uy tín. Với sự chung tay của lực lượng này, công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định về ATGT có nhiều chuyển biến tích cực.

Mỗi già làng, thôn trưởng, người có uy tín được xem như cánh tay nối dài của cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng trong việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với bà con.

Thiếu tá Nguyễn Đình Chung, Phó trưởng Công an huyện Krông Pa, cho biết cùng với việc phát huy vai trò của già làng, thôn trưởng, người có uy tín tại địa phương, đơn vị còn chỉ đạo công an các xã, thị trấn phối hợp với hệ thống chính trị tại cơ sở tổ chức gọi hỏi, răn đe 64 trường hợp thường xuyên điều khiển mô tô vi phạm Luật Giao thông, yêu cầu ký cam kết không tái phạm.

“Với sự nhiệt huyết của các già làng, trưởng thôn, người có uy tín, nhiều vấn đề nổi cộm trong công tác đảm bảo trật tự ATGT tại cơ sở đã được giải quyết”, Phó trưởng Công an huyện Krông Pa nói.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Phan Hữu Hiếu, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Gia Lai, cho biết trong nhiều năm qua, các già làng, người có úy tín trên địa bàn đã thể hiện rõ vai trò, vị trí và uy tín trong việc vận động người dân chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật.

"Đây là chỗ dựa quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền, vận động bào đồng bào dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân nói chung, tham gia công tác tuyên truyền, đảm bảo trật tự ATGT nói riêng. Những người có uy tín tại các thôn buôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần rất lớn trong giáo dục cộng đồng, nhất là tuyên truyền răn đe người dân trong cộng đồng tham gia giao thông có văn hoá. Từ đó, góp phần giảm thiểu TNGT trong khu vực nông thôn".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.